Giữa trời trưa tháng Sáu oi nồng như chảo lửa úp ngược khiến người ngợm cứ nguột ra rũ rượi, cái thôn nhỏ dưới chân đê lại được phen náo loạn. Người trong thôn rồng rắn kéo nhau đi lánh giặc, ai nấy mặt mũi xám tro, chẳng còn đâu sinh khí mà khóc lóc, kêu van – cái sự ấy đã xảy ra nhiều bận, người ta cũng đâm quen và trở nên cam chịu; hoặc người ta đã cúi đầu trước nỗi chết lặng đang cắn ăn đời họ. Giờ họ lầm lũi kéo xe, vác bọc, có kẻ đèo bòng cõng con, dìu mẹ. Mọi tiếng ồn khéo trộn vào nhau thành một thứ âm thanh đinh tai nhức óc của đoàn người tị nạn: tiếng trẻ con kêu khóc, tiếng thóa mạ, chửi rủa, tiếng chó sủa, tiếng chân người lê lết trên nền đất ráp bụi và đá nhọn.
Trong cái dòng tản cư ấy bỗng vút hẳn lên một tiếng quát tháo. Vài người ngoái lại trông, à thì ra là chuyện nhà anh Cối: nơi cửa một căn nhà lụp xụp, người vợ xồ xề của anh ta, mặt đỏ gay, đang gào thét hệt phường chửi thuê ngoài bến chợ:
– Mau lên, rề rà gì mãi thế, không đi bây giờ thì ở lại mà nộp mạng!
Nghe tiếng mẹ quát, đứa con trai út sợ quá, thế là khóc váng lên. Nó cứ đâm đầu vào cái chảo lửa ấy mà níu:
Người đàn bà như hoá điên, chị giật tay con lôi xềnh xệch ra tận cổng, giọng chị rít qua kẽ răng:
– Thuyền chỉ có chỗ cho hai vợ chồng với năm đứa con thôi. Không mang được con chó con mèo gì nữa sất!
Thực chất, con chó con mèo trong cái ý bóng gió của chị nào có phải giống vật cưng gia súc, ấy chính là hai ông bà già còm cõi – bố mẹ chồng chị. Hai gương mặt xám trắng dúm dó không dấy nổi đau buồn, tức giận. Ông cụ lặng thinh, khẽ khàng cúi xuống vuốt lưng con chó đen.
Thấy cảnh ấy, người đàn bà bỗng dưng mủi lòng. Song chị biết chuyện đấy vô nghĩa lắm – dân ở cái đất Thăng Long này rõ mười mươi thế cả. Chị cố nín cái điều dối trá đang cuộn lên, râm ran chót lưỡi bởi một món tình cảm thừa thãi, không cần thiết. Chị đâu muốn lừa hai ông bà già sắp xuống lỗ. Tuy thế, người đàn bà không làm được. Cái nhân tính và cái đạo đức, dẫu thừa thẹo, đang giày vò khiến chị phải nói to sự dối trá ấy ra hòng lừa mình và để cho lòng được thanh thản ít chút:
– Chờ khi nào đến được nhà ngoại, thu xếp cho mấy đứa nhỏ xong con với chồng sẽ quay lại tìm ông bà.
Ông cụ nặn ra một nụ cười gượng – nụ cười khiến các nếp nhăn trên gương mặt ông hằn sâu hơn. Bà cụ rơm rớm nước mắt. Bà hôn đám cháu, bàn tay nhăn nheo lần xoa đôi má chúng:
Rồi bà nhìn chị vợ bằng đôi mắt mờ đục. Bà cụ biết về sự man trá của con dâu. Song bà hiểu điều ấy là cần thiết nếu người ta còn muốn sống. Chị Nụ – con dâu bà, phải gồng lên mà sống vô đạo đức để những đứa con của chị được sống. Và vì thế, bà cũng phải để chị được sống, bà phải giúp chị giữ lấy nhân tính.
– Bố mẹ già rồi. Bọn giặc chỉ cướp bóc, bắt đàn bà con gái. Thôi. Con đừng quay lại làm chi.
Anh Cối, người chồng, từ trong nhà vác bao tải gạo to tướng bước ra, thấy cảnh ấy thì khựng lại, mặt đỏ bừng. Giọng anh lạc đi:
– Không được. Tôi phải đón bố mẹ theo cùng. Giặc Chiêm tàn bạo lắm, bố mẹ tôi già rồi, làm sao mà sống nổi với chúng…
Lời ấy như mũi dao nhọn cắt xoẹt chị Nụ khỏi những gì vừa gợi ra trong lòng. Chị chồm lên như đỉa phải vôi:
– Lại nữa! Hôm qua đã nói rồi! Nhà mẹ đẻ tôi cũng nghèo, có hơn gì! Lần trước đi chạy giặc anh cứ nằng nặc đưa bố mẹ anh theo, hại cả nhà khổ sở mấy năm trời! Anh quên thằng Tũn con anh phải chết đói rồi à? Tôi đã bảo về quê tôi ở lại, yên chí làm ăn thì một hai không chịu, cứ phải về cái đất độc địa này…
Thế rồi hai vợ chồng lao vào xỉ vả, cấu xé nhau – đàn con thơ bật khóc, con chó sủa nhặng xị, bà cụ thì cố can con trai với con dâu. Những sự ồn ào đó vẳng ra giữa trời trưa chói chang, hòa vào, chập thành một với thứ âm thanh nhức óc bên ngoài – nhưng chẳng ai buồn đoái hoài chứ nói chi quá bộ can ngăn, bởi họ đã có đủ các sự nhức óc. Mãi sau, ông cụ mới ngẩng mặt, đôi mắt thâm đen, trũng sâu nhìn đau đáu vào khoảnh trời con trên đầu – bức tường đất bao quanh ngôi nhà giờ đây trông như một cái giếng cạn. Cái giếng ấy sâu hút, người ở trong không sao bò lên được, hoặc có lẽ họ không còn sức đâu mà bò nữa. Cái giếng trở thành nhà của họ – ở đấy, họ cắm rễ cho tới hết đời.
– Thôi con ạ, thời buổi này có kêu thế nào cũng chẳng ai thấu đâu. Giặc chưa tới thì tranh thủ mà đi đi, đừng để lỡ thời…
Thế là cuộc cãi vã tạm dừng. Người vợ quệt nước mắt bế thốc hai đứa con đi thẳng ra ngoài đường. Sau đó, giữa tiếng giục giã của vợ, tiếng gào của con và tiếng nức nở của chính mình, anh Cối cũng đành ngậm ngùi bước theo ra cửa. Nhưng rồi anh dừng lại, quay phắt, quỳ xuống lạy bố mẹ ba lạy rạp đất rồi mới đứng dậy. Lần này, anh xoay lưng đi thật, mặc cánh cổng ọp ẹp sập lại, như tiếng đóng quan tài chôn kín hai kiếp người cũ kỹ bên trong. Con chó đen, hình như cũng hiểu số kiếp nó sắp chịu, nó chẳng sủa nữa, chỉ nằm cuộn lại bên chân bà lão mà rên ư ử như người bị bệnh.
Anh Cối kéo chiếc xe bò cũ kỹ, trên xe chất ngổn ngang đồ đạc và bầy con nheo nhóc. Chị vợ đẩy phía sau, không hé nửa lời. Họ đi ngang qua hàng nước, người hàng xóm, ông Tư thợ rèn, cất tiếng hỏi:
Hai người đàn ông trò chuyện qua tiếng chân bước vội. Ông Tư kể về tin tức mới: mấy hôm trước quan quân triều đình đã rút lên miền ngược cầm chân giặc Chiêm. Kể đến đây, ông nhíu mày, rì rầm:
Anh Cối im lặng. Anh quay lại đau đáu nhìn căn nhà cũ, lòng như dao cứa. Ông Tư hiểu ra, cũng im lặng.
Đột nhiên, từ phía chân dốc vọng lại tiếng vó ngựa gấp gáp. Bóng một người lính cưỡi ngựa lao băng qua con đường như mũi tên vút giữa cơn bão. Người lính nọ mặt mày đen sạm, bụi bặm cợp dày khắp quai hàm, áo choàng hắn tả tượi, bay phấp phới. Dân chúng hai bên đường – những kẻ áo vá vai, tóc tai rũ rượi, hấp tấp dạt sang hai bên, mắt mở trừng trừng mà nhìn theo cái đuôi ngựa mất hút sau ánh chiều tàn rỏ máu.
Chẳng kịp cho họ thì thào hỏi han, ngay sau đó, một đoàn người-ngựa-xe rầm rộ chạy phăm phăm đến. Những cỗ xe mui che bằng vải dày, trướng buông kín mít, lộc cộc lao qua mặt đường. Trên xe chở vô số rương báu – những chiếc hòm gỗ sơn then, khắc trổ thiềm thừ, bịt đồng sáng loáng. Theo sau mấy chiếc xe ngựa là đám nô bộc, phu phen vải vóc thô sờn, số ấy có cả đàn ông lẫn đàn bà – mặt mày họ xám ngoét, bủn rủn như giấy hoàng chỉ thấm nước.
Bất thần, đứa con út của chị Nụ tụt khỏi xe bò, chạy nhào ra ngoài:
Người đánh xe đi đầu hốt hoảng kéo cương. Con ngựa hí vang, hất tung hai vó trước lên trời. Mắt nó đỏ ngầu, chân đá bổ vào giữa thân hình bé nhỏ như tàu lá. Đứa trẻ ngã đập xuống mặt đường, lăn năm bảy vòng rồi nằm im bất động, máu phun ra từ cái đỉnh đầu nứt toác của nó.
Vài người đàn ông lực lưỡng lập tức xô tới, mặt hằm hằm như sẵn phận đao phủ. Chúng ném những ánh nhìn khinh khi về phía đứa nhỏ dơ dáy đang hấp hối, rồi hung hăng đẩy lui đám đông túa ra xúm lại. Giữa đám dân đen nháo nhào, một đôi vợ chồng lam lũ, tay xách nách mang tất tả chạy tới. Chị Nụ ôm đứa con thơ dúi vào vú mình, nước mắt lẫn nước mũi chảy ròng, tay chị sờ mặt con chứ không dám sờ mũi. Trên ngực đứa bé là một dấu chân ngựa đen thùi, máu ộc ra từ mồm và từ đầu nó, thấm ướt ngực áo chị. Chưa kịp khóc gào con, chị Nụ đã bị đẩy dúi dụi vào vệ cỏ.
Rồi đoàn người ngựa chạy đi tiếp, chẳng thèm đoái hoài chi đến những phận con sâu cái kiến. Tiếng bánh gỗ ken két nghiến trên mặt đường lạnh như tiếng rít răng người chết.
Đám đông lại lặng lẽ dạt ra. Không ai nói gì. Chỉ có tiếng gió luồn qua vạt áo. Một thằng bé con thút thít quay sang hỏi mẹ:
Bình luận
Chưa có bình luận