Chương 12: Bức tranh được ký gửi
Khang Hỷ bị đánh thức bởi tiếng ồn ào bên ngoài. Vì phòng của cô ở tầng 1, lại đang mở cửa sổ lớn nên cũng rất gần với vị trí sân chính, nên mọi âm thành huyên náo bên dưới đều được hứng trọn vào bên trong.
“Phiền chết đi được. Chắc mình phải dời lên lầu cao hơn thôi.”
Hỷ lười biếng ngồi dậy. Cô uể oải bước xuống giường. Còn đang tính nằm ngủ nướng thêm một chút thì nghe giọng Nguyên Bảo gọi với ở bên ngoài.
“Khang Hỷ, cô dậy chưa thế? Có chuyện rồi. Cô xuống tầng nhanh đi.”
Hỷ bực mình ới ra một tiếng, Nguyên Bảo nghe giọng biết ý liền đáp.
“Cô xuống nhanh đi nhé. Tôi trở lại sảnh đón khách trước đã.”
“Chuyện quái gì thế không biết.” Khang Hỷ làu bàu.
Cô tới nơi thì thấy một người phụ nữ vừa dỗ dành đứa con trai nhỏ vừa la mắng một nhân viên của mình. Cô híp mắt khó hiểu bước đến xem tình hình.
“Gọi chủ của mấy người ra đây. Mấy người làm ăn cẩu thả, để đồ đạc nguy hiểm lung tung làm con tôi bị thương. Mấy người mà không bồi thường thì đừng hòng làm ăn yên ổn ở cái xứ này.” Người phụ nữ lớn tiếng đe doạ.
“Dạ chị ơi, chị bình tĩnh. Tụi em đang cố gắng xử lý. Với lại chỗ này là khu vực để đồ có bảng thông báo. Là cháu nhà mình sơ ý chạy lạc vào nên mới có sự cố.” Cậu nhân viên luống cuống giải thích.
“Á à, vậy là bây giờ mấy người phũ sạch trách nhiệm đúng không? Mấy người ức hiếp con tôi đúng không?”
Mắt người đàn bà long lên sòng sọc. Rồi bà ta giơ hai tay lên trời làm vẻ thống khổ mà gào lên ầm ĩ.
“Bớ làng nước ơi, quân giết người. Ông Trời ơi, ông ngó xuống mà coi cái bọn ác ôn này, chúng nó giết chết con tôi đây này.”
Mặc dù người phụ nữ dùng mọi lời lẽ bi thương nhưng người xem xung quanh lại có thái độ ngược lại. Bọn họ chỉ trỏ vào đứa bé, rồi lại nhìn bà ta mà xì xầm. Hỷ đi từ xa nghe tiếng mắng chửi liền cảm thấy bực bội trong người, khoé môi anh đào giật giật vài cái.
Cô bước tới một cách khoan thai, cất tiếng hỏi đám đông.
“Có chuyện gì vậy?”
Ngữ điệu của Hỷ lại vô tình làm người phụ nữ kiaa giật mình mà im bặt, câu chửi trên miệng còn chưa tuông ra hết đã phải vội nuốt vào trong. Hỷ lạnh lùng nhìn xung quanh rồi tiến lại chỗ đứa bé trai đang ngồi khóc trên mặt đất. Bắp chân trắng nõn bị rạch một đường dài tứa máu đỏ chói mắt.
Khang Hỷ chau mày nói với nhân viên bên cạnh.
“Còn không mau đem đứa bé đi sơ cứu. Đứng ngây người ra đó làm gì?”
“Dạ, là chị này không cho em bế đứa nhỏ đi. Chị ấy nó muốn giữ nguyên hiện trường chờ công an tới.”
Hỷ nhìn sang người đàn bà độc miệng vừa rồi. Bà ta có chút sợ sệt nhưng coi bộ vẫn còn đang còn muốn làm loạn.
“Này chị, tốt xấu gì cũng đem đứa nhỏ đi băng bó vết thương lại đã. Chị để nó như vậy không sợ chảy hết máu mà chết à. Ở đây chúng tôi có camera, cớ sự thế nào cứ truy lại lịch sử sẽ rõ. Còn nếu chị muốn gọi công an thì được, như vậy càng dễ cho tôi làm việc.”
Cô quay sang gọi Nguyên Bảo.
“Cậu gọi chú Thìn tới đi. Báo là ở đây có án gấp.”
Người đàn bà có vẻ hoang mang, nếu như để công an đến thật thì chẳng phải kế hoạch ăn vạ đòi tiền của bà ta thất bại hay sao. Thấy điểm bất lợi đang nghiêng về phía mình, bà ta liền xuống nước thương lượng.
“Ờ thì coi camera thì coi, không cần gọi công an cũng được. Nhưng mà mấy người làm con tôi bị thương thì mấy người phải bồi thường.”
Khang Hỷ cười lạnh, cô nhìn lên vết máu bị vươn trên bức tranh đang bị ngã ra đất, rồi đứng thẳng lưng, khoanh tay tặc lưỡi mà nói giọng tiếc nuối.
“Bức tranh đáng giá thế này mà để bị dính bẩn. Thật tình tôi phải ăn nói sao với chủ của nó đây. Nguyên Bảo, gọi công an đến nhanh đi, chúng ta không có nổi tiền đền cho chủ nhân ký gửi của nó đâu.”
Nguyên Bảo vội rút điện thoại bấm số. Người phụ nữ kia thì mặt mày đã tái mét. Bà ta cũng nhìn lại vết bẩn trên tranh, trong lòng rủa thầm sao lại xui xẻo như vậy, ăn vạ không thành còn lại sắp phải đền tiền.
Chuyện là đứa bé trai được cho là con của bà ta đang tuổi nghịch ngợm, nó chạy chơi trong sân rồi thấy chỗ khu vực để hàng có nhiều đồ nên tới xem thử. Không biết leo trèo thế nào mà lại té xuống, hất ngã bức tranh đang dựng vào vách, chỗ chân bị thương là do cạnh của bức tranh cứa trúng.
Người phụ nữ xem camera xong thì co ro lại không dám hó hé vòi vĩnh điều gì. Nhưng Khang Hỷ nào có chịu để yên, chú Thìn và vài cảnh sát cũng đã đến lập biên bản. Người phụ nữ suýt té ngã khi nghe phán xử là mình phải bồi thường.
“Bức tranh to thế này chúng tôi chưa xác định được mức tiền bồi thường là bao nhiêu. Dù sao cũng phải báo cho chủ của nó rồi chờ người ta định đoạt.”
Khang Hỷ biểu hiện tiếc nuối nói với chú Thìn. Ông cũng gật đầu đồng ý.
“Vậy tạm thời chúng tôi sẽ lưu biên bản lại. Khi nào cô có thông tin từ chủ của bức tranh thì cứ gọi lại trụ sở, chúng tôi sẽ xử lý tiếp.”
“Cảm ơn chú.”
Đợi mấy cảnh sát đi khuất thì người phụ nữ nọ mới chạy lại chỗ Hỷ, vừa quỳ vừa nắm tay cô van xin.
“Cô ơi, tôi xin lỗi vì chuyện lúc nãy. Tôi không có ý xúc phạm nhân viên của cô. Tôi cũng là vì xót con nên mới nóng tính như vậy. Cô có thể nói giúp chuyện bồi thường được không. Tôi, tôi rất hối hận.”
Khang Hỷ cười khẩy lắc đầu đáp.
“Rất tiếc, quy định là quy định. Đồ bị hỏng chúng tôi phải báo lại với chủ. Chúng tôi cũng có trách nhiệm với khách của mình.”
Cô nhìn về chỗ đứa bé đang ngồi băng vết thương rồi nhìn sang người phụ nữ. Ánh mắt sợ hãi của trẻ con làm cô mủi lòng. Cô nghiêm mặt nhìn bà ta rồi nói.
“Hơn nữa nhờ kiểm tra camera mới thấy, mấy hôm nay hai mẹ con bà ở đây cũng kiếm được kha khá chứ nhỉ. Bà thì đi đâu làm gì tôi không quản, nhưng đứa trẻ này cùng lắm chỉ mới 5 tuổi, bà lợi dụng nó kiếm tiền như vậy liệu có cảm thấy tội lỗi hay không?”
“Tôi… tôi…” Người phụ nữ bị vạch trần chỉ biết lắp bắp sợ hãi.
Hỷ quay sang hỏi đứa nhỏ.
“Con còn muốn đi cùng với bà ta hay không? Nếu không thì con có thể ở đây.”
Đứa bé mếu máo trả lời.
“Con muốn đi với mẹ.”
Hỷ gật đầu, nhẹ nhàng hỏi tiếp.
“Con có giận mẹ không?”
Đứa bé nghẹn ngào nói.
“Dạ có. Nhưng mẹ là mẹ của con. Con muốn đi với mẹ.”
Hỷ cười hiền xoa đầu nó. Rồi cô quay sang người phụ nữ cảnh cáo.
“Cô thấy không. Cô có làm sai thế nào thì con cô vẫn chọn ở bên cô. Nó thương cô như vậy mà cô lại nỡ làm nó đau khổ. Chuyện bức tranh coi như tôi sẽ giúp, nhưng cô nên nhớ tôi giúp là giúp đứa trẻ chứ không phải cô. Hai mẹ con thu xếp rồi đi đi, chỗ chúng tôi còn phải làm ăn.”
Người phụ nữ quỳ lạy, cảm ơn rối rít. Cô ta chạy ào lại ôm lấy đứa nhỏ mà khóc lóc thảm thương.
Hỷ cho nhân viên dựng bức tranh vào sát góc khuất trong hành lang. Cô hỏi Nguyên Bảo ai là người đã ký gửi bức tranh này thì anh ta ấp úng. Sáng nay lu bu đón khách, xe hàng chuyển vào từ cổng phụ nên anh ta cũng chưa kịp xem.
Hỷ đành thở hắt rồi đi lên lầu. Thôi thì tìm dò chủ nhân của nó sau vậy.
Mọi việc được giải quyết nên đám đông cũng tản ra. Sau đó thì không ai còn để tâm đến bức tranh to tướng đó nữa.
Tối đến, khi sảnh để đồ chìm vào yên lặng thì chợt có vài tiếng cười the thé vang lên, tiếp đó là tiếng xì xầm nói chuyện nhưng chẳng rõ nội dung. Âm thanh đó đang phát ra từ chỗ bức tranh. Vệt máu dính trên bức tranh đã khô biến đâu mất, chỉ để lại khoảng giấy trắng tinh.
Ông Khánh mấy hôm nay xin nghỉ phép để về lo ma chay cho mẹ, cụ bà đã hơn 90 tuổi rồi, cũng gọi là ra đi trong thanh thản khi có con cháu hiếu thuận. Ông quay lại công việc bảo vệ tại khách sạn của Hỷ.
Ông Khánh dắt khách đi vào khu để đồ để nhận hàng. Ông chợt khựng lại chỗ bức tranh mà mặt cắt không còn giọt máu. Quá sức sợ hãi, ông lập tức chạy đến chỗ Khang Hỷ để thông báo. Bức tranh quỷ dị đó lại xuất hiện.
“Chú nói bức tranh đó có vấn đề sao?” Khang Hỷ tò mò hỏi.
“Đúng vậy, tôi còn nhớ rất rõ từng có những giai thoại không hay về nó. Bẵng một thời gian nó biến mất, tôi còn tưởng mọi chuyện đã kết thúc. Không ngờ bây giờ nó lại xuất hiện ở đây.”
Hỷ ồ lên hưởng ứng. Bàn tay đang cắm hoa chợt dừng lại giữa không trung.
“Chuyện thế nào, chú có thể kể rõ được không?”
Ông Khánh ngồi xuống ghế rồi từ từ kể lại. Nguyên Bảo cũng gọi Nguyệt Hồng, Uyển Mỹ và Thiện Tâm cùng đến.
Câu chuyện xảy ra khoảng 40 năm về trước, khi đó ông Khánh chỉ mới 15 tuổi. Vì gia cảnh nghèo khó mà nhà lại đông anh em nên ông đã ra đời đi kiếm tiền từ rất sớm. Nếu không phụ vườn hái rau, trồng hoa thì cũng là đi phụ việc dọn dẹp tại những khách sạn trong vùng.
Năm đó, ông phụ bếp cho khách sạn Trà Phương nằm bên con đèo Mimosa. Mọi chuyện vẫn bình thường cho đến khi có một người đàn ông đến khách sạn đặt phòng và nhờ ký gửi một bức bích họa rất to. Ông ta tự xưng là hoạ sĩ từ nơi khác đến, do có khách đặt mua tranh ở đây nên đến giao tranh. Chỗ người mua vì ngưỡng mộ tài năng nên muốn gặp mặt trực tiếp để mời cơm.
“Ông hoạ sĩ tên Chu đó tuổi tầm 40 tuổi, ông ta sau khi nhận phòng thì cứ ở lì trong đó suốt, chưa ai thấy ông ta xuống trả thẻ phòng để đi ra ngoài. Bức tranh thì cứ nằm đó chẳng thấy ai đến nhận. Sau đó thì người ta phát hiện xác chết của ông Chu ở cạnh bức tranh, máu vươn vãi thấm đẫm cả một mảng của tác phẩm.
Ông Chu chết trong tư thế rất khó hiểu, tay chân vặn vẹo như bị ai đó trói ngược ra phía sau, gương mặt chứa đầy sự sợ hãi.
Sau đó, bức tranh lại lại lần lượt xuất hiện ở một vài khách sạn khác, nơi nào nó đi qua đều xảy ra án mạng. Nạn nhân đều tử vong trong trạng thái giống nhau. Mãi sau đó thì có một pháp sư đến thu phục, bức tranh cũng được ông ta đem đi và không còn nghe tâm tích gì nữa.
Bình luận
Chưa có bình luận