Cá trên mây


Một sợi dây thon tròn siết vào cổ tay, biết vậy, tôi thả lỏng mình. Một con rắn đen lớn uốn éo trong màn nước kéo tôi lên khỏi mặt nước đen. Lên rồi việc đầu tiên tôi làm là nhổ nước trong miệng ra, sau ném túi lưới vào thùng lớn trước mặt, lại đặt hộp chứa hạt Trầm Tích vào thùng khác.


Căn phòng tràn ngập ánh sáng trắng, mặt sông Chài cũng nhuộm màu bàng bạc. Trên chính giữa trần phòng đặt một hòn đá trắng lớn, có hai vệt đen tròn lớn nhỏ trông như đôi mắt; chính vì vậy nó được gọi là đá mặt trời - thứ đá có thể phát sáng trong đêm tối. Còn hòn đá ở căn phòng dưới cửa hang có ba vệt đen, như nhau cả.


Mặt sông Chài đầy những ếch, dòng họ ếch và rắn, chúng đều khổng lồ nhưng cũng chẳng tự đại chút nào. Tất cả đều có công việc như tôi. Tuy nhiên, gần đây lại ít ai kiếm hạt Trầm Tích nữa vì mấy ngày trước tôi tìm ra cái hang kia, thế là có trách nhiệm rồi đấy, ít ai lặn sâu được như tôi mà. Nhớ hồi trước có đám rắn đen tìm hạt trên các ngọn cột đá không sâu lắm, thấy thì liếm, lên bờ thì nôn ra.


Nhắc đến kí ức, tôi lại bâng khuâng nhớ về ngày đầu làm quen với làng. Họ quý tôi lắm, giờ nhớ lại thì những câu nói kia lại văng vẳng trong tâm trí, chớp mắt một cái, các hình ảnh kia hiện lên như vật thật:


- Cháu tên gì?


- Bọn tao sẽ giúp mày, biết nghe là được.


- Có gì khó cứ gặp tôi.


Và họ tặng tôi ngũ cốc rất thơm. Nhưng sự thật thì chẳng ai bận tâm để ý đến tôi, vì công việc cả: Kẻ mở trai lấy ngọc, phân loại, thu lưới, lọc hạt Trầm Tích… mưu sinh cả thôi, mỗi kẻ mỗi nỗi lo. Chúng tôi có nói chuyện với nhau trong công việc, tâm sự thì miễn.


Tôi nhận ra một số bản tính dần lớn mạnh: sống khép mình và kín đáo. Nguyên nhân thỏa đáng nhất có lẽ là do chiếc áo tôi đang mặc: Áo chéo - loại áo mà che kín sau lưng, đằng trước chỉ có hai dải vải nối liền từ bả vai đặt chéo che thân trên, hai đầu vải dư thì quấn ngang hông. Mặc áo này chỉ có Tua, như tôi vậy. Còn động vật, họ nói họ đâu có gì để che đâu; còn Tua thì là phong tục. Áo tạo ra khoảng cách khi cái làng này dân chính là Tua còn động vật chỉ là những kẻ ăn nhờ ở đậu.


- Con nghỉ được rồi! - Giọng bà Khiết vang lên, ngân nga từ ái, chất giọng thấm nhuần vào tôi trong những ngày ở sinh hoạt bỡ ngỡ.


Tôi ngoái đầu lại, con ếch đen già chính là bà. Giọng bà hay là thế nhưng cũng ám ảnh là thế này:


- Phân chia ra, thằng này. Nhanh lên! 


Âm thanh như sét đánh làm giật mình, nó đáng sợ hơn vệt sáng kia ở chỗ làm đau nhói, nhức nhối trong lòng ai xui xẻo.


- Biết rồi! - Một con nhái trẻ "hỗn láo" gắt lại.


Để tôi mô tả công việc của chúng, cũng là việc của "dân" sông Chài: một năm có bốn trăm ngày, chia đều thành mười tháng, một ngày có mười giờ chia đều thành trăm giấc. Một năm dài quá nhưng làng chỉ lao động hơn chín tháng thôi và làm về đêm.


Công việc chính là thu hạt Trầm Tích và trai bảy màu. Trai bảy màu có điều thần kì, khi cho một viên đá đẹp, trong và sạch vào trong vỏ nó thì một thời gian dài sau, cái gọi là "tinh túy biển cả" sẽ kết vào trong nhân là đá, sau qua nhiều biến đổi thì trở thành ngọc. Nghe nói bắt trai về nhét đá sau đó chuyển qua ruộng Nứa nổi trên sông Chì - nơi tôi ít khi đến và không thích đến. Một năm trai mới kết ngọc nhưng việc bắt trai phải diễn ra hằng ngày.


Có kẻ lén lấy ngọc trai làm của riêng (việc này từng diễn ra ở sông Chì), tôi cũng từng. Nhưng hậu quả thì thế nào? Riêng việc hoàn thành chỉ tiêu thu hoạch ngọc cũng mệt mỏi, không đủ tiêu chuẩn thì quy về đánh cắp hoặc làm mất. Làng không có khái niệm làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, nghĩa là dù làm nhiều thì lương thưởng cũng bằng kẻ làm đủ, thứ nhận được là sự tán thưởng vô nghĩa. Nhưng chắc chắn, làm ít thì khổ. Tuy thế cũng có kẻ làm lụng siêng năng, làm nhiều việc có lợi cho tập thể nên xứng đáng được… ăn uống đạm bạc. 


Thật may khi mức sống của tôi không quá thấp. Thật lòng, tôi cũng thương xót những ai không hạnh phúc…


Có điều, tôi chán công việc hiện tại, vì cảm thấy nó vô vị đòi hỏi sự chịu khó. Có lẽ tuổi trẻ nên tôi nghĩ thế. Những động vật sống quá ngưỡng tuổi này thì khác, họ chăm chỉ lắm và chẳng bao giờ phàn nàn. Thế đấy, mỗi kẻ có suy nghĩ khác nhau.


Còn hạt Trầm Tích thì nó không liên quan đến lợi ích làm việc, chỉ là… bụi cát, là thứ gì đó cay đắng - Thuế. Kẻ thu thuế sẽ thu nó nhanh thôi.


Bà Khiết đưa cho tôi một xâu ngọc trai bóng bẩy. Tôi cúi đầu tránh đôi mắt có khả năng đoán nội tâm của kẻ già cả, nói:


- Cháu cảm ơn. Cháu đi đây.


Sau khi sửa soạn trang phục, tôi rời đi, thoáng thấy mặt một bác nhái - tên là Nhại Tiếng thì phải, lộ vẻ mệt mỏi và buồn bực. Ngay khi bà Khiết đốc thúc tốc độ, bác liếc mắt đầy phẫn nộ. Phải thôi, đa số dân sông Chài khó "thích ứng" được với thứ gió chướng như bà, họ kính bà chỉ vì tuổi tác. Nhưng năng lực nào thì việc đó, bà Khiết rất có tài ra lệnh và lên kế hoạch.


Làng Lão Phụ có địa bàn rộng lớn, lần đầu nhìn thấy ắt phải choáng ngợp. Làng nằm gọn trong lòng quả núi đá rỗng, kiệt tác của thiên nhiên mà kẻ có mắt nhìn chắc chắn không thể bỏ qua - đó là một vị Tua tên Phụ.


Tôi rời khỏi căn phòng Sông Chài. Lang thang trên con đường dẫn đến khe Chợ. Không gian rất thông thoáng vì có hệ thống dẫn và lọc khí cả. Vì còn chưa tới bình minh nên khá vắng, thỉnh thoảng mới gặp vài chàng cóc cô chuột. Chỉ có các viên đá mặt trời đính trên tường luôn thức, luôn có mặt, luôn soi sáng.


Khe Chợ trông giống như nửa khối cầu vậy, sàn phẳng, trần lõm, bề mặt tường láng bóng, được tô điểm bởi cảnh sắc xếp bằng đá lấp lánh. Có cả hình tượng nữa nhưng nhìn hoài chẳng hình dung nổi. Bàn đá xếp thành cung tròn, quanh cạnh phòng, bày các ống trúc, quả ngọt, rượu…


Có nhiều Tua mặc áo chéo đi lại. 


- Xin chào, bạn muốn mua gì? - Một Tua nam áo đỏ từ xa tươi cười, rất hiếu khách và lịch sự.


- Như mọi khi nhé! - Tôi đáp.


Đối phương hơi ngẩn ngơ với một vị khách quen. Chắc do tôi mang áo khoác có mũ và quần dài nên khó nhận ra.


- À. - Chàng áo đỏ bật cười, đưa cho tôi ba ống trúc có khắc hoa bề ngoài.


Tôi cảm ơn và đưa cho anh ta một hạt trai bảy màu. Nói thêm, ngọc này chẳng phải tiền nhưng dùng để trao đổi hàng hóa chỉ ở trong làng. Với tôi và nhiều dân làng, tiền phải là thứ gì đó trực tiếp đem lại sự sống, còn trang sức hay đá quý thì không, có kẻ trước khi chết trối rằng phải được ôm trang sức xuống mộ và hi vọng đời sau giàu hơn.


Nhắc tới tiền, những kẻ định cho ngọc trai giá trị cao quý ấy cũng sắp về làng. Đùa thôi, ba năm nữa.


Có tiếng nói nhẹ nhàng bên tai tôi:


- Này, điều gì dụ cô ra khỏi hang vậy?


Một Tua nữ đứng cạnh tôi từ bao giờ, câu nói rõ ý tò mò nhưng khuôn mặt thì lại tỏ ra có trả lời hay không cũng được. Nhưng tôi tốt lành, đáp:


- Tôi đến đây thường xuyên mà! Tôi mới chưa nhìn thấy chị bao giờ!


Cô ấy cười, tóc vàng rung rinh, đoạn hơi mỉm cười nói:


Cô lặn thật giỏi, gần như nhất làng. Hôm nào tôi rủ bạn tôi cùng cô lặn nhé, tìm hạt Trầm Tích chung với nhau.


- Khó đấy! - Tôi lắc đầu từ chối, vừa nghĩ vừa nói thành ra luống cuống - Chúng tôi làm việc theo giờ, phải đủ số lượng. Chị làm ở sông Chì à? À, nếu hẹn đi chơi thì được.


- Vậy e là thôi vậy.


Chúng tôi tạm biệt nhau, không rõ có gặp lại nhau không. Thành thật, tôi chỉ thích làm độc lập, làm việc nhóm sẽ đình trệ sự sáng tạo, thời gian của tôi; hơn nữa, tôi không thể gánh kẻ yếu, chậm và cũng không chịu nổi trách nhiệm khi thất bại. Đó là quan điểm của tôi.


Tôi nghĩ ngợi về câu nói sau cùng của cô ta:


Lên hòa nhập với làng đi, không thiếu nhà. Ở sông Chài phát triển tài năng nhưng không thể làm nên sự nghiệp.




Bình luận

Chưa có bình luận
Preview Settings

Try It Real Time

Layout Type
    • LTR
    • RTL
    • Box
Sidebar Type
Sidebar Icon
Unlimited Color
Light layout
Dark Layout
Mix Layout
}