Chương 4: Văn nghệ ngày nhà giáo


Trà sữa ngày chủ nhật


Ngày 3 tháng 11 năm 2024, lúc 19 giờ


Sau khi Khánh ăn tối cùng cô Thu và chú Thành, người cha của cậu, anh liền tranh thủ rửa bát sạch sẽ như thường lệ.

“Bài tập ngày mai cũng đã xong rồi. Giờ là lúc để khao Ngọc trà sữa thôi.” Khánh vừa cầm bùi nhùi rửa bát, vừa hớn hở cười vui vẻ.


Vương Khánh tay trái cầm chiếc bát sứ, tay phải cầm miếng bùi nhùi đầy bọt bóng, thoăn thoắt chùi rửa một cách chỉnh chu. Xong xuôi, cậu cẩn thận rửa lại bát đũa bằng nước ấm, cất chúng lên khay bát đĩa trên đầu và rửa lại cái lavabo thật sạch. Cậu nhanh chóng trở về phòng ngủ cá nhân và mở chiếc laptop to gần bằng cái bàn học ra như một thói quen hằng ngày. Lần này do cậu đã làm xong bài tập về nhà xong xuôi từ chiều, nên Khánh nhanh chóng mở Messenger để vào nhóm lớp mà đọc các thông tin mới nhất.


Từ chiều tới giờ, khi lớp biết tin Vương Khánh xuất sắc đánh bại mấy anh chị lớp 9 để vô địch nội dung cờ vua của hội thao toàn trường với thành tích toàn thắng cả 5 ván đấu, biết bao nhiêu tin nhắn chúc mừng cậu được gửi lên trên nhóm lớp, khiến cậu phải liên tục thả tim những tin nhắn như thế. Ngay kể cả những người bạn thường xuyên bắt nạt cậu như Đức, Phước và Nhật cũng chúc mừng cậu học trò nhà lính trên nhóm Messenger. Điều này khiến cho Khánh cảm thấy vui vẻ một chút trên nét mặt, vì ít nhất, những nỗ lực của cậu đã thay đổi không khí của lớp trở nên tích cực hơn. Về câu chuyện tiết mục văn nghệ thứ hai của lớp 8/2, sau nhiều thời gian suy xét, lớp trưởng Kim Thư cũng đã chốt bài hát cho bài nhảy hiện đại vào chiều hôm đó. Đó là mashup của hai bài hát nặng màu xanh tuổi trẻ và rất trung dung, là Lên đàng của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và Bình minh sinh viên trở lại của cố ca sĩ Trần Lập, do bạn Thanh Mai của tổ 2 đề xuất chiều nay.

Khánh nhanh chóng nhắn tin riêng tới Ngọc trên Messenger: 

  • - Sáng nay vô địch cờ vua, được 700 nghìn tiền thưởng. Mà cũng dịp này, gần xóm chúng ta có quán cà phê sách mới mở, phải uống thử mới được.

Ở đầu dây bên kia, sau khi Đoan Ngọc làm xong bài tập về nhà buổi tối, cô cũng mở máy tính để giải trí. Nhưng khi máy tính thông báo tin nhắn của Khánh đã được gửi đi cho nàng trên Messenger, Ngọc nở một nụ cười tươi rói khi biết rằng người bạn tri kỷ từ thuở ấu thơ vẫn biết giữ lời hứa với cô. Ngọc nhanh chóng nhắn lại:

- Tốt thôi, mình cũng sẽ đi với cậu! Hẹn gặp lúc 19 giờ 30 nhé!

Khánh thả like với tin nhắn này, sau đó không quên cẩn thận tắt máy tính và chuẩn bị một bộ quần áo thật sạch sẽ và phẳng phiu. Anh nhẹ nhàng lấy tờ 200 nghìn màu đỏ cam trong phong bì vô địch mà cậu nhận được sáng nay, bỏ vào túi quần jean và nhẹ nhàng dắt xe đạp mini Nhật của cậu ra khỏi nhà để đi chơi. Trước khi đi, anh có nói với cô Thu:

  • - Hôm nay con làm bài tập xong rồi, cho con đi chơi cùng bạn bè nhé mẹ!

Mẹ Khánh chỉ cười và để cậu dắt xe đạp ra cổng. Khá chắc rằng bố mẹ của cậu cũng nở mặt với cái thành tích nhỏ mà cậu đạt được. Chiếc cúp mạ vàng mà cậu con trai nhận được buổi sáng vẫn còn lung linh trên nóc loa cạnh chiếc tivi giữa căn phòng khách rộng rãi, như một mình chứng cho khả năng cờ vua siêu việt của Khánh trong trường.


Chàng trai nhà lính nhẹ nhàng dắt xe đạp tới nhà Ngọc chơi. Về cơ bản, nhà của gia đình Vương Khánh và Đoan Ngọc giống nhau về mặt kiến trúc khi cùng là nhà hai tầng với mái ngói đỏ gạch, tường xanh da trời và cửa sổ đơn. Điều khác biệt lớn nhất là cách bố trí hành lang và cầu thang của hai ngôi nhà bị ngược nhau, và phần sân phía trước nhà của Ngọc hẹp hơn do gia đình cô không thích ô tô. Trong phòng khách nhà bạn Ngọc, người nữ sinh đang xem RM, một thành viên của BTS rap bài Right Place, Wrong person trên TV trong lúc tranh thủ chờ người bạn thanh mai trúc mã tới chơi. 


Khi Khánh bấm chuông cửa nhà người bạn tri kỷ, Ngọc nhẹ nhàng tắt máy thu hình và mở cổng ra vào. Nhìn thấy bóng dáng của người bạn cùng lớp, cậu chàng trai nhà lính nhẹ nhàng nói:

  • - Như đã hứa từ ngày hôm qua, mình sẽ đèo cậu tới quán cà phê mới mở gần đây. Cậu muốn đi chơi cùng mình không?

Không chần chừ, Ngọc liền ngồi vào yên sau xe đạp, cùng Khánh đong đưa khắp Khu phố 10 trên chiếc xe đạp mini Nhật một cách nhẹ nhàng, chậm rãi như nhịp bánh xe. Những cơn gió mát thổi quanh chiếc xe đạp tuổi học trò trông thật thơ mộng và dịu dàng, như gắn chặt hai con người ngồi trên xe vào nhau vậy. Tiếng xe cộ trên đường nhựa, tiếng cười nói rôm rả trên những hàng quán, giống như những gia vị không thể thiếu cho một buổi tối ngày chủ nhật đầy vui tươi.


Tới nơi, Khánh liền dắt xe đạp lên vỉa hè, và cả hai người bạn liền bước vào không gian yên tĩnh và thanh bình của quán cà phê sách, khác hẳn với sự nhộn nhịp nơi phố thị buổi tối chủ nhật. Không gian quán tỏa ra mùi thơm nhẹ của cà phê rang xay và giấy cũ, ánh đèn vàng dịu dàng chiếu lên từng kệ sách, tạo cảm giác như đang bước vào một thế giới khác. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là dù đây là quán cà phê sách, nhưng ít ai trong quán đi mượn sách để đọc, dù việc này là miễn phí. Thay vào đó là toàn những sinh viên, những người đi làm thi nhau dán mắt vào màn hình điện thoại.

Trước khi vào bàn, cậu chàng trai nhà lính háo hức mượn sách Vật lý đại cương từ tủ sách, dù đây là sách dành cho mấy anh chị học đại học. Điều này không có gì lạ khi môn học sở trường của Khánh là Toán học và Khoa học tự nhiên. Thấy vậy, Ngọc liền hỏi:

  • - Ủa, sao cậu lại đi mượn sách của mấy anh đại học đọc luôn vậy?

  • - À, vừa trưa nay có một câu hỏi khá là hay trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Câu hỏi này liên quan tới vật lý, nên mình mượn sách này đọc luôn. - Khánh nhẹ nhàng đáp.

  • - Vậy thì mình đi gọi món trước nha. Cậu muốn uống gì? - Ngọc bình tĩnh hỏi thêm.

  • - Cứ cho mình một cốc trà sữa trân châu giống như cậu là được. - Khánh từ tốn phản hồi lại

Thế là trong khi Khánh đem cuốn sách dày cộp đó về bàn số 5 ở gần cửa ra vào, thì Ngọc đứng trước quầy lễ tân gọi liền hai cốc trà sữa. Trong lúc đó, cậu chàng trai nhà lính liền mở chương quang học trong cuốn sách đó ra, lặng lẽ nhìn vào những công thức và hình vẽ trong cuốn sách chuyên ngành đó mà nghiền ngẫm trong trí nhớ. Khánh say sưa nhìn vào cuốn Vật lý đại cương. Lúc này, cả thế giới xung quanh dường như biến mất.

Lát sau, Ngọc trở về bàn 5 cùng với hai cốc trà sữa trân châu trên tay. Lúc này, Khánh chậm rãi bỏ sách xuống, uống một ngụm trà sữa và nói với người bạn thân thiết:

  • - Mà Ngọc này, về cái vụ văn nghệ lớp mình, cũng may là tiết mục thứ hai cũng đã chốt bài hát rồi. Vui thay, nó đúng là hai bài mình cảm thấy hứng thú luôn.

  • - Mình cũng nghe thử hai bài hát này rồi, nó quá cháy luôn là đằng khác. Nếu Lên đàng thể hiện cho tinh thần xung phong của tuổi trẻ xưa, thì Bình minh sinh viên trở lại đại diện cho sức trẻ và sự tươi mới của tuổi trẻ ngày nay. Có điều quả này chọn hai bài hát cháy quá, nên Kim Thư lớp trưởng phải lo chuẩn bị những động tác phức tạp một chút xíu cho bài nhảy, nếu không sẽ khó vượt qua vòng loại lắm, khi mà mỗi khối lớp chỉ có 5 tiết mục vượt qua giai đoạn này thôi. - Ngọc đáp lời

  • - Mình cũng biết điều đó mà. Khá chắc rằng tối nay lớp trưởng lớp mình phải đau đầu mà dựng bài nhảy hiện đại, vì không phải ai trong lớp mình cũng biết nhảy nhót. Còn mình, tiết mục hát đơn ca của mình đã được chuẩn bị gần xong, chỉ sợ là không biết cô Lý chủ nhiệm có thuê được áo dài nam cho mình mặc hay không mà thôi. Hi vọng đến lúc thi vòng loại vào thứ bảy tuần sau, mình sẽ không tự dưng tự hủy là được rồi. - Khánh phản hồi với tâm thế thoải mái

Ngọc nghe thấy hai chữ “tự hủy”, liền vui vẻ chuyển chủ đề nói chuyện:

  • - Mả nhắc tới hai chữ “tự hủy”, vừa trưa nay mình xem Olympia xong. Toàn thấy mấy thí sinh tự hủy không à.

  • - Chuẩn luôn. Đầu tiên là anh Gia Bảo đến từ Quảng Ngãi vừa ăn 60đ chướng ngại vật xong thì vô vòng tăng tốc sai luôn 3 câu đầu. Tiếp theo là anh Ngọc Quân bên chuyên Bắc Ninh có một pha tự hủy rất nặng khi sai câu hỏi về máy điện báo trong phần về đích, để rồi biếu không 20đ cho Minh Quyết. Cuối cùng anh Trọng Nghĩa từ vị trí thứ ba lật bàn về nhất luôn. - Khánh kể đầy đắc chí

  • - Ra là vậy! Mà trong trận đấu trưa nay, có một câu hỏi trong phần về đích về việc đẽo miếng băng để tạo ra lửa, câu này cũng khá hay - Đoan Ngọc vui vẻ nói

Nghe vậy, Vương Khánh liền thở dài mà lắc đầu ngao ngán, liền giở lại phần quang học trong sách Vật lý đại cương, phần gương và thấu kính mà nói:

  • - Đó chính là lý do khiến Gia Bảo và Ngọc Quân xứng đáng bị loại khỏi cuộc chơi. Băng thì nó trong suốt, nên khả năng phản xạ ánh sáng yếu, làm sao mà tạo ra gương được mà trả lời là gương cầu lồi hay lõm. Chưa kể đến việc Ngọc Quân còn trả lời là miếng băng là thấu kính bị lõm ở hai bên, chính là thấu kính phân kỳ, làm sao hội tụ ánh sáng vào vật dễ cháy mà bắt lửa được.

  • - Vậy thì chắc chắn là thấu kính hội tụ rồi. - Ngọc đáp nhẹ.

  • - Chính xác! Bình thường chùm sáng từ Mặt Trời là chùm sáng song song, khi đi qua thấu kính hội tụ sẽ hội tụ về một điểm. Điểm đó chính là tiêu điểm của thấu kính hội tụ đó - Khánh bình tĩnh giải thích

Ngọc nhướn mày, đôi mắt sáng lên khi hiểu ra vấn đề:

- Mà tia sáng Mặt Trời cũng mang nhiệt năng, nên khi các tia sáng hội tụ về 1 điểm, thì tại vị trí đó sẽ rất nóng. Nếu để vật dễ cháy vào đúng điểm đó thì một lúc sau sẻ bốc cháy ngay.

  • - Cậu hiểu đúng rồi đấy. Tóm lại là cái mảnh băng đó phải được đẽo gọt thành thấu kính hội tụ giống như cái kính lúp thì mới tạo ra lửa được nổi. - cậu học trò nhà lính kết luận.

Trong quán cà phê đông đúc, những cuộc trò chuyện tầm phào và tiếng gõ màn hình điện thoại như mờ nhạt dần trước sự tập trung của hai người bạn. Vương Khánh và Đoan Ngọc không chỉ chia sẻ một tình bạn, mà còn là một tinh thần học hỏi mãnh liệt. Tri thức, như cốc trà sữa họ đang uống, thoạt đầu có thể đắng ngắt, nhưng khi thấm vào lòng, lại ngọt ngào và đáng nhớ. Với họ, mỗi ngày là một bước tiến gần hơn đến với ước mơ Olympia, nơi vinh quang vẫn soi sáng, dẫn lối cho những ước mơ tuổi trẻ.


Sự cố khi tập luyện


Ngày 4 tháng 11 năm 2024, lúc 14h35


Lúc này, sân trường trở nên náo nhiệt và ồn ào hơn hẳn trong giờ ra chơi. Mọi ánh mắt, mọi con tim của học sinh trường Tân An đều đổ dồn về đường chạy 50m trước dãy hành chính, nơi nội dung chạy tiếp sức trong hội thao của khối 7 và khối 8 diễn ra cực kỳ sôi nổi. Những tiếng bước chân ầm ầm với tốc độ cao, những tiếng cỗ vũ của học sinh bên đường chạy, tất cả đã tạo nên không khí sôi động vào hào hứng của môn thể thao tốc độ. Cuối cùng, sau bốn phiên chạy vòng loại và hai phiên chạy chung kết, lớp 8/9 và lớp 7/2 đã lên ngôi vô địch nội dung này trong hội thao. Lớp 8/2, với sự tỏa sáng của Hữu Phước trong vai trò chân chạy thứ ba, cũng đã giành vị trí thứ ba trong phiên chạy chung kết và giành huy chương đồng khối 8.


Tuy nhiên, trong lớp 8/2 lúc này, Khánh cùng nhóm nhảy hiện đại do lớp  trưởng dẫn đầu vẫn đang miệt mài tập luyện cho nội dung văn nghệ của hội thao chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam của trường. Nếu quá trình hát thử của cậu nam sinh diễn ra rất thuận lợi khi cậu đã hát thuộc lời khớp với nhạc nền một cách trơn tru, thì công việc của Kim Thư nó phức tạp hơn nhiều, do đặc thù của một bài nhảy hiện đại là phải luyện tập tập thể. Đã thế, nhóm nhảy dù chỉ có 6 người, nhưng trình độ nhảy của các thành viên trong nhóm không đồng đều chút nào. Trong khi lớp trưởng và Thanh Mai có khả năng nhảy rất ổn, do đã học kỹ thuật nhảy hiện đại tại Nhà Văn hóa Thiếu nhi Đồng Nai, thì bốn thành viên còn lại là Quỳnh Như, Anh Khôi, Minh Phúc và Tấn Anh gần như phải bắt đầu học nhảy từ con số 0. Bởi thế, Kim Thư phải liên tục nói hết hơi mà giảng dạy các động tác cho những thành viên trong nhóm để họ thực hành cho đúng, trước khi tính đến việc nhảy theo đúng nhịp nhạc.


Rồi giai đoạn thử thực hành nhảy cũng đã tới. Trong khi Mai và phần nào đó là Như đã nắm chắc được động tác, thì ba bạn nam sinh còn lại trong nhóm còn tương đối lúng túng khi liên tục bước chân lỗi và sai động tác thân người, khiến nhóm trưởng phải kìm cái sự tức tối trong cô mà chỉnh động tác cho ba bạn đó. Đã thế, cả nhóm liên tục tranh luận với nhau về kỹ thuật nhảy, khiến mọi thứ vốn đã không ổn ngay từ đầu trở nên rối rắm như cuộn dây điện vậy.


Lúc này, Khánh ngồi im trên cái bàn gần cửa lớp, vẫn đeo tai nghe mà mở beat bài hát Dòng máu Lạc Hồng của ca sĩ Đan Trường mà cậu chuẩn bị trong laptop như thường lệ mà cất ca:

  • "Dòng máu Lạc Hồng, bốn nghìn năm

Dòng máu đỏ tươi chảу trong tim mình.

Nòi giống Lạc Hồng, giống rồng tiên

Nguуện ôm bao đời đất mẹ.

Nhịp trống hào hùng, mãi còn vang,

Bao lớp người đi ra nơi biên thùу.

Hình bóng mẹ già, đứng đợi con

Tạc vào sử sách... hào hùng…"


Khi Vương Khánh chuẩn bị hát vang “Việt Nam ơi, yêu mến ngàn đời”, thì chiếc laptop của cậu bất ngờ rơi xuống. Thì ra, Tấn Anh trong quá trình luyện tập đã bất ngờ đá trúng dây sạc máy tính của cậu học sinh nhà lính, dẫn tới một tiếng “choang!” chát chúa nổi lên trên sàn phòng học lớp 8/2. Cả nhóm nhảy liền giật mình và đứng tim, vì chỉ một pha chơi dại mà họ sắp sửa phải đối diện với một hậu quả kinh hoàng ngay trước mắt.

  • - Rồi xong! Laptop từ trên cao rơi xuống đất, khả năng bị hỏng là rất cao - Kim Thư nói trong bất an

  • - Không biết cái laptop Dell này giá bao nhiêu đây, nhưng ít nhất cũng phải 5 triệu bạc. Nếu nó mà hư thật là bị đền cho té khói. - Ngọc Mai tiếp lời với nét mặt lo sợ.

  • - Mình sợ nhất là thằng Khánh lớp mình mà biết cái laptop bị hư thật là chắc chắn sẽ nổi cáu mà chửi mình với chúng ta không trượt phát nào luôn, vì thằng đó con bộ đội mà - Tấn Anh sợ sệt phát biểu.

Chiếc máy tính của Khánh vẫn đang sáng màn hình, và tiếng nhạc trong máy vẫn vang lên trên tai nghe của anh, như một minh chứng cho độ bền bỉ trong suốt 12 năm hoạt động của nó. Cậu học sinh nhà lính liền đứng dậy, nhẹ đặt lại laptop lên bàn, rút sạc ra khỏi máy và từ từ khởi động lại. Cậu nhẹ nhàng nhấn nút nguồn, ánh sáng màn hình lóe lên và chiếc laptop phát ra tiếng khởi động quen thuộc, khiến cả nhóm thở phào nhẹ nhõm.Sau khi mọi thứ được ổn thỏa, Khánh liền nói nhẹ nhàng với Kim Thư và đồng đội của cô:

  • - Cứ luyện tập như bình thường đi, có gì đâu mà lo. Laptop của mình vẫn bình chân như vại mà!

Lời nói đó đã đụng chạm tới tâm trí của lớp trưởng và những người bạn, khiến cho cảm giác tội lỗi do hành động sơ ý của Tấn Anh gây ra gần như tan biến. Khi tâm trí đã được giải tỏa khỏi cảm giác dằn vặt vì lỗi lầm, thì mọi thứ trong quá trình tập luyện của Khánh cùng với nhóm nhảy trong lớp được diễn ra ổn định và đoàn kết hơn. Đó chính là những điều mà những học sinh lớp 8/2 tham dự nội dung văn nghệ trong hội thao mong muốn khi luyện tập một cách hăng hái và quy củ.

Dân tiếp tế


Ngày 6 tháng 11 năm 2024, lúc 14h35


Buổi chiều ngày thứ tư, trời đất trở nên quang đãng và ít mây. Những ngọn gió khô nóng của mùa khô Nam Bộ vẫn đang thổi vù vù trên mái trường cấp hai Tân An. Dưới mái trường, mọi thứ trở nên náo nhiệt và vui tươi trong giờ ra chơi, khi học sinh tụm năm tụm bảy nói chuyện với nhau, mua đồ ăn vặt và chơi các trò chơi thể thao. Tuy nhiên, tâm điểm ngày hôm đó là nội dung kéo co khối 8 trong hội thao, nơi Phước, Nhật và Đức, những người đã trêu chọc Khánh bấy lâu nay, sẽ cùng 5 người đồng đội khác trong lớp tranh đấu với các lớp khác trong bộ môn đòi hỏi sức bền cao này.


Lúc này, lẽ ra cậu học sinh nhà lính phải ở lại lớp để tiếp tục tập luyện văn nghệ cho hội thao. Tuy nhiên, vì quá trình tập luyện của Vương Khánh đã hoàn tất, nên cậu lần này tự nguyện làm một vai trò mới, đó là tiếp tế viên cho lớp 8/2 tại hội thao.


5 phút trước đó, khi tiết Lịch sử và địa lý chuẩn bị kết thúc, Kim Thư lục lọi trong cặp để tìm cái loa bluetooth trong cặp, nhằm chuẩn bị cho việc tập luyện nhảy tại lớp. Tuy nhiên, xui xẻo thay cho lớp trưởng là cô đã để quên nó ở nhà, thành ra cô tìm mãi không hề thấy đâu. Nhìn thấy sự bối rối của Thư, Khánh liền chằm chằm nhìn về chiếc cặp máy tính với ánh mắt đầy sự phân vân.
“Mình đã tập xong rồi, còn họ vẫn chưa xong. Sao mình không cho Thư mượn laptop của mình nhỉ?” Cậu học sinh nhà lính hơi đắn đo

Rồi tiếng trống giờ ra chơi vang lên, và Vương Khánh nhẹ nhàng lấy chiếc laptop Dell trong cặp ra,  quay sang phía lớp trưởng mà nói:

  • - Hôm nay cậu để quên cái loa của cậu ở nhà, đúng không?

  • - Ủa, Sao cậu biết hay vậy? - Kim Thư giật mình ngạc nhiên hỏi lại

Khánh giải thích:

  • - Nhìn cái vẻ hoang mang của cậu khi lục cặp vài phút trước đó là biết rồi. Thôi thì cho cậu mượn laptop giờ ra chơi, chứ mình cũng tập xong rồi.

  • - Vậy thì mình cảm ơn nhé! - lớp trưởng đáp nhẹ nhàng.

  • - Không có gì phải khách sáo! - Cậu học sinh nhà lính trả lời từ tốn

Nói xong, Khánh cẩn thận khởi động chiếc laptop Dell thô kệch của cậu lên. Để quá trình tập luyện của nhóm nhảy diễn ra trơn tru khi không có loa bluetooth ở trong lớp, cậu liền bật bài hát Moon pride trong Sailor moon Crystal mà cậu lưu sẵn trong máy, điều chỉnh âm lượng ở mức lớn nhất để kiểm tra loa máy tính. Lúc này, Kim Thư đi ngang qua chiếc laptop của Khánh và vô tình nhìn thấy hình nền máy tính của cậu, là hình ảnh Usagi và Mamoru hôn nhau trong Thủy thủ mặt trăng pha lê. Thấy vậy, lớp trưởng hỏi cậu học sinh nhà lính.

  • - Chắc cậu cũng thích thủy thủ mặt trăng tư lâu lắm rồi, đúng không nhỉ?

  • - Đúng rồi. Từ năm lớp 5, khi mình tình cờ xem Sailor moon trên mạng, mình đã yêu bộ truyện này rồi. Mà thôi, mình còn phải hỗ trợ nhóm Đức, Phước thi kéo co nữa. Chào cậu nhé, mình xuống sân trường cổ vũ đây!

Nói xong, Khánh mang hộp bánh gạo mà cậu chuẩn bị từ trước trong cặp mà nhanh chóng xuống sân trường, cùng cổ vũ cho đội tuyển kéo co lớp 8/2 tranh tài. Trong khi đó, Kim Thư cùng đồng đội trong nhóm nhảy hiện đại cũng đã sẵn sàng để tiếp tục luyện tập cho nội dung văn nghệ của hội thao.


Ở hành lang tầng trệt, Phước đốc thúc những thành viên còn lại trong đội tuyển kéo co lớp 8/2:

  • - Năm ngoái chúng ta đã giành huy chương đồng rồi. Năm nay anh em đồng đội chúng ta quyết tâm đổi màu huy chương luôn!

Nhóm Đức, Phước, Nhật cùng 5 người nam sinh còn lại cùng đập tay và hô to:

  • - Quyết tâm! Quyết tâm! Quyết tâm!

Lúc này, Phước định quay đầu định chuẩn bị vào phòng tổng phụ trách để bốc thăm cho vòng đấu đầu tiên, thì Khánh xuất hiện ngay đằng sau, nhìn Phước với ánh mắt bình tĩnh. Hai tay anh cầm hộp bánh, định tặng Phước món quà động viên. Thấy vậy, Nhật liền chê bai:

  • - Ê thằng Khánh vừa què vừa bê đê kia, cút nhanh cho đỡ ngứa mắt!

Phước can ngăn lại ngay:

  • - Cứ bình tĩnh, dù gì nó cũng vừa mang huy chương vàng về cho lớp, thì biết đâu nó sẽ mang vận may cho chúng ta thì sao?

Thế là cả nhóm kéo co miễn cưỡng chấp nhận im lặng, vì dù gì chủ nhật tuần trước, cậu học sinh nhà lính đã vô địch nội dung cờ vua của hội thao. Lời nói đó khiến cho Khánh chợt phải suy nghĩ. Rõ ràng bọn Đức, Phước và Nhật là những kẻ trêu chọc cậu nhiều nhất trong lớp và thường xuyên bắt nạt cậu vì những sở thích khác người. Không biết bao lần Khánh nổi cáu chỉ vì những trò lố bịch của bọn chúng như lén kéo ghế khi cậu đứng dậy hay cắt rách tờ báo Mực tím của cậu. Nhưng hôm nay, thái độ của Phước với cậu học sinh nhà lính thật sự khác thường. Có thể, họ chỉ tôn trọng cậu với vẻ bề ngoài, nhưng ít nhất, Khánh cảm thấy những gì cậu làm vừa nãy được đón nhận và trân trọng dù chỉ một chút bởi những kẻ mà cậu từng ghét cay ghét đắng.

Người đội trưởng đội kéo co vui vẻ nhận hộp bánh gạo từ cậu học sinh nhà lính và nhìn cậu với ánh mắt ít ác cảm đi so với trước đây. Với Khánh lúc này, ánh mắt ấy là quá đủ cho một lời cảm ơn rồi. Có thể trong lớp, họ là những kẻ thù, với thái độ như chó với mèo, nhưng ít nhất, khi chiến đấu chung màu áo, họ vẫn giữ tinh thần thể thao cao thượng vốn có của nó.


Rồi giờ G cũng đã điểm. Toàn bộ mười đội trưởng của 10 đội tuyển kéo co khối 8 đã bước vào phòng Đoàn Đội để bốc thăm cho vòng đấu đầu tiên của nội dung kéo co. Phước nở nụ cười nhẹ khi những lá thăm may rủi đã đưa lớp 8/2 đối đầu với lớp 8/3, một lớp khá yếu về mặt thể chất so với mặt bằng chung. Còn Phú, đội trưởng của lớp 8/5, cũng là đương kim vô địch năm ngoái bộ môn kéo co, không giấu nổi sự lẫn lộn cảm xúc trong khuôn mặt, khi phải tái đấu với đương kim á quân kéo co là lớp 8/9 ngay tại trận khai mạc. Mọi thứ trở nên căng thẳng ngay từ giai đoạn bốc thăm của vòng đấu đầu tiên, khi trừ ra quân của lớp 8/2, cả bốn cặp đấu còn lại đều là các trận đấu ngang cơ, nơi sức bền và sức mạnh của cả hai bên được dự báo là ngang nhau và mọi thứ chỉ được quyết định trong một khoảnh khắc xuất thần.


Trong lúc đó, Khánh tranh thủ tìm thấy Ngọc, người bạn tri kỷ của cậu trong nhóm cổ động viên của lớp 8/2. Nhìn thấy người bạn thân thiết đang đứng cạnh bên, Đoan Ngọc liền hỏi cậu nam sinh:

  • - Giờ này lẽ ra cậu đang ở trên lớp tập văn nghệ mà. Sao cậu lại ở đây?

  • - À, mình tập xong rồi. Chán quá không có việc gì làm, thôi mình đi cổ vũ lớp mình thi kéo co vậy.

  • Không khí trước dãy hành chính trở nên sôi động tới lạ thường. Bên cạnh mấy bạn lớp 8, còn có mấy em lớp 7 cũng háo hức dõi theo giải đấu. Những tiếng “cố lên”, tiếng kèn Vuvuzela cỗ vũ vang lên từ khắp hai bên sân thi đấu kéo co, như những lời thúc giục các vận động viên chiến đấu vậy.


Lượt trận đầu tiên của vòng loại nội dung kéo co khối 8 đã bắt đầu với ba cặp đấu đầu tiên diễn ra đồng thời. Trong khi lớp 8/2 được dự báo sẽ có một trận ra quân dễ dàng với lớp 8/3, thì lớp 8/4 và lớp 8/6 cũng được dự đoán sẽ có một trận đấu kịch tính. Nhưng tâm điểm vẫn là cuộc tái đấu trận chung kết năm ngoái ngay vòng đấu đầu tiên giữa lớp 8/5 và lớp 8/9, nơi mà một năm trước, khi họ còn học lớp 7, cả hai lớp kèn cựa nhau đến ván thi đấu thứ ba, và lớp 7/5 lúc đó đã giành chiến thắng ván thi đấu quyết định ở giây thứ 92. Giờ đây, khi trận đấu không còn là Bo3 nữa, thì lớp 8/9 đang rất muốn báo thù trận thua chung kết đầy cay đắng năm ngoái.


Những chàng trai lực lưỡng của cả sáu lớp đã bắt đầu ra sân để chiến đấu trong tiếng reo hò của các học sinh toàn trường. Họ bắt tay nhau một cách lịch sự trước khi đúng ở hai đầu sân đấu, nắm chặt sợi dây và chuẩn bị sẵn sàng cho trận đấu. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, thầy Bình dạy môn thể dục, cũng là trọng tài chính của bộ môn này hô to:

  • - Lượt đầu tiên của vòng loại khối 8 nội dung kéo co, bắt đầu!

Rất nhanh chóng, ở dãy thi đấu số 2, Nhật cùng Phước tận dụng sự to con của họ đã kéo phần mấu đỏ trên dây thừng về vạch 4 mét của lớp 8/2 một cách chớp nhoáng và áp đảo, kết thúc trận đấu chỉ trong vòng 10s. Trong khi đó, ở dãy thi đấu thứ 3, lớp 8/4 tuy không áp đảo bằng, nhưng bằng khả năng duy trì thế trận đủ tốt, họ đã giữ phần mấu đỏ trên dây thừng ở phía sau vạch 2 mét của họ và kết thúc trận đấu với lớp 8/6 khi đồng hồ điểm tới giây thứ 60. Điều này khiến cho mọi ánh mắt của khán giả đổ dồn về dãy thi đấu đầu tiên, nơi lớp 8/5 và 8/9 đang giằng co nhau quyết liệt suốt hơn một phút rưỡi đồng hồ và phần đánh dấu đỏ trên dây gần như đứng im so với vạch trung tâm. Tiếng reo hò vang lên dội cả sân trường khi lớp 8/5 và 8/9 giằng co từng centimet dây thừng, át hẳn mọi âm thanh còn lại trên sân trường.

“Lớp mình đã thắng trận đầu, nhưng đúng là lớp 8/5 và lớp 8/9 đang căng thẳng thật sự. Dù bên nào thắng trận này, thì ai ai cũng tiếc cho lớp còn lại, vì họ gặp nhau quá sớm.” Ngọc bồn chồn suy nghĩ khi theo dõi trận đấu cùng những cổ động viên của lớp 8/2


Khi đồng hồ chỉ còn năm giây nữa là hết giờ, bản lĩnh của đương kim vô địch đã lên tiếng. Phú cùng đồng đội của lớp 8/5 đã lợi dụng chút lỏng tay của đối thủ để trừng phạt lớp 8/9 bằng một nhịp kéo quyết định, khiến dây bị lệch sang phía của nhà vô địch năm ngoái khi hết 120 giây. Điều này có nghĩa rằng lớp 8/5 sẽ cùng lớp 8/2 và lớp 8/4 bước vào vào vòng tứ kết của giải đấu. Ngay sau đó, ở lượt thi đấu vòng loại thứ hai, lớp 8/1 và lớp 8/7 cũng tiếp bước theo sau mà vượt qua vòng đấu đầu tiên. 


Không biết cái hộp bánh mà Khánh tặng cho Phước trước đó có phải là liều thuốc của sự may mắn hay không, mà lớp 8/2 tiếp tục gặp vận may khi bốc trúng lá thăm … miễn đấu vòng tứ kết. Điều này bất đắc dĩ khiến cho Phước, Nhật cùng đồng đội trở thành khán giả ở vòng đấu này. Nhưng quan trọng hơn, ít nhất đội tuyển kéo co lớp 8/2 chắc chắn có huy chương trong sự bất ngờ và ngơ ngác của chính cổ động viên lớp 8/2, khi không hiểu vì sao họ lại giành huy chương trong nội dung kéo co một cách dễ dàng như thế.

“Đúng là cái hên của thằng Khánh lớp mình đã lây sang đội kéo co mất rồi. Vòng đầu bốc trúng đối dễ, còn vòng hai bốc ra lá thăm trống. Ảo thật sự!” Phước vui vẻ suy nghĩ khi cầm lá thăm không có ký tự trên tay.


Nếu ở vòng đấu đầu tiên, các trận đấu cân bằng bao nhiêu, thì ở vòng tứ kết, những cuộc chiến trở nên lệch trình và nhanh chóng bấy nhiêu. Lớp 8/5 tiếp tục thị uy sức mạnh của nhà vô địch khi tiếp tục hủy diệt lớp 8/7 chỉ sau 30 giây. Còn lớp 8/4 thì vẫn tiếp tục chiến thuật cũ, khi giữ mấu đỏ trên dây ở sau vạch hai mét cho đến khi đồng hồ điểm tới giây 60s. Chiến thuật tuy cũ nhưng hiệu quả này đã khiến cho lớp 8/1 ngậm ngùi nhìn giấc mơ giành huy chương của họ tan thành mây khói. Ngay sau khi lớp 8/1 thất thủ trong sự tiếc nuối của các cổ động viên, thầy Bình, trưởng ban trọng tài thông báo trên loa trường:

  • "Do lớp 8/2 đã được miễn đấu vòng tứ kết, nên ở vòng bán kết, lớp 8/2 sẽ không còn quyền miễn đấu. Vì vậy, xin mời đội trưởng lớp 8/2 bốc thăm vòng bán kết."

“May mắn đến đây là đủ rồi, giờ là lúc phải khẳng định mình thôi!” Phước nắm chặt lòng bàn tay với ánh mắt giàu chất lửa sau khi nghe thông báo này.
“ Bốc gì thì bốc, chỉ sợ bốc trúng thằng Phú lớp 8/5 là lớp mình cực kỳ mệt bở hơi tai. Nhưng dù gì đó cũng chỉ là Bo1, nên biết đâu có bất ngờ” Khánh bình tĩnh như vậy khi nghe thông báo từ ban trọng tài.

Đúng là “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Lần này, lớp 8/2 không còn may mắn trong những lá thăm nữa, khi người đội trưởng đội kéo co lớp 8/2 bốc trúng lớp 8/5. Tuy nhiên, điều này vẫn nằm trong dự toán của đội, như một niềm tin sắt đá rằng, lớp 8/2 sẽ có thêm một huy chương vàng nữa.
“Đây sẽ là trận đấu khó khăn nhất của lớp chúng ta, nhưng nếu chiến thắng, 99% giải nhất sẽ thuộc về chúng ta. Bởi thế, phải coi nó như trận chung kết.” Phước suy nghĩ sau khi nhìn lá thăm với vẻ mặt quyết tâm.


Cả đội kéo co lớp 8/2 im lặng vài giây, trước khi Phước hít một hơi sâu và nói: “Không sao, anh em. Chúng ta đã đi đến đây, thì không còn gì để mất!”. Rõ ràng điều quan trọng nhất trong trò chơi kéo co là thể lực và sức bền. Mà lúc này đây, lớp 8/2 có ưu thế một chút về cả hai điều đó so với lớp 8/5. Trong khi Phú cùng đồng đội bắt đầu có dấu hiệu xuống sức vừa phải trải qua cả hai trận đấu, thì Nhật, Phước, Đức cùng những người chiến binh của đội kéo co lớp 8/2 vẫn đang rất sung sức do được miễn đấu vòng thứ hai. Với một giải đấu diễn ra với thời gian không dài như thế, chỉ cần có ưu thế nhỏ, thì nó sẽ được phóng đại lên rất nhiều lần, khi mà thời gian phục hồi là gần như không có.


Lúc này cũng chỉ còn 10 phút nữa là giờ ra chơi sẽ kết thúc,  và cả hai đội tuyển đã bước vào vị trí sẵn sàng trong tiếng reo hò của các cổ động viên toàn trường. Trưởng ban trọng tài hô to:

  • - Trận đấu bán kết giữa lớp 8/2 và lớp 8/5 bắt đầu!

Một tiếng còi ngân vang được cất lên, và với ưu thế thể lực và nhập cuộc sớm, Phước cùng đồng đội nhanh chóng kéo phần mấu đỏ của dây thừng đỏ qua vạch 2m của lớp 8/2 sau vài giây đầu tiên của trận đấu. Nhưng khi ai cũng tưởng như lớp 8/2 sẽ cầm chắc chiến thắng trong tay, thì bất ngờ lớp 8/5 với khả năng kéo  xuất sắc của đội trưởng Phú đã đưa đoạn mấu lên trước một đoạn so với vạch 2m. Mặc dù ưu thế vẫn đang nghiêng về 8/2, nhưng lợi thế đó rất nhỏ và có thể bị lật lại bất cứ lúc nào.

Lúc này, ở khu vực cổ vũ, Khánh bình tĩnh nói với Ngọc:

  • - Xem ra mọi thứ đang rất hỗn loạn trên sân. Đây là thử thách của lòng kiên nhẫn và sự bền bỉ. Chỉ cần một người ở bên nào lỏng tay, thì bên đó sẽ thất bại.

  • - Mình cũng nghĩ như cậu. Nhưng với thế trận như thế này, cộng thêm lợi thế về thể lực, chỉ cần lớp chúng ta không mắc sai lầm quá nặng nề, thì lớp 8/5 chắc chắn sẽ thua sau khi hết giờ. - Nàng nhẹ nhàng nói với chàng trai.


Đồng hồ đang điểm về những giây cuối cùng. Lớp 8/5 vẫn đang cố gắng kéo đoạn dây càng ngày càng mạnh lên, nhưng Phước cùng đồng đội như những hòn đá tảng thật sự. Họ giữ chắc sợi dây, đặt cả sự quyết tâm và ý chí vào nó, như đây là trận chung kết của họ vậy. Và khi đồng hồ điểm đến giây thứ 120, đoạn mấu đỏ đó vẫn ở bên lớp 8/2,  đồng nghĩa với chiến thắng cho Phước cùng đồng đội. Lời tiên tri của Ngọc đã ứng nghiệm hoàn toàn trong trận đấu này, như một sự khẳng định cho tinh thần không biết sợ và không bao giờ từ bỏ của lớp 8/2.


Thừa thắng xông lên, Phước, Nhật và Đức cùng đồng đội đánh bại lớp 8/4 trong trận chung kết với tỷ số 2-0 và lên ngôi vô địch nội dung kéo co khối 8. Điều này cũng giúp cho lớp 8/2 dẫn đầu bảng tổng sắp hội thao chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam với hai huy chương vàng. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, nên khác với Khánh khi vô địch nội dung cờ vua toàn trường, Phước cùng đồng đội sẽ nhận món quà cao quý này vào buổi chào cờ thứ hai tuần sau.


Trên đường về lớp sau giờ ra chơi, Khánh tình cờ gặp lại đội tuyển kéo co của lớp trên cầu thang. Nhìn thấy Khánh nở nụ cười tươi rói, Nhật liền nói với cậu:

  • - Bấy lâu nay chúng ta có thù với nhau, nhưng hôm nay, tôi phải cảm ơn cậu rất nhiều vì cái hộp bánh gạo hôm nay.

Nhìn thấy cái hộp bánh gạo đó vẫn còn nguyên trên tay của Phước, Khánh bối rối hỏi:

  • - Mà Phước, sao cậu không khui nó ra?

  • - Cứ để nguyên nó như vậy, và cậu đã giúp chúng tôi qua hai vòng đầu tiên. Còn hai trận đấu cuối cùng cứ để chúng tôi tự lo. - Phước cười nói nhẹ nhàng với niềm vui của những người chiến thắng.

  • - Giờ lớp chúng ta đã có hai huy chương vàng rồi, chắc giờ ra về khui bánh của cậu ăn mừng luôn. -  Đức hí hửng tiếp lời

  • - Được luôn! - Khánh vừa vui vẻ đi và nói,


Cậu học sinh nhà lính cũng tự hiểu ra rằng, khi con người ta sống hết mình vì tập thể, vì mục tiêu chung, thì những hiềm khích, những mâu thuẫn trong quá khứ cũng sẽ dịu bớt đi. Mặc dù cậu không có mặt trong đội hình 8 người dự thi kéo co của lớp, nhưng cậu đã đóng vai trò “dân tiếp tế” chính hiệu cho tập thể. Chính cậu đã tiếp tế cho Phước cùng đội kéo co lớp 8/2 hai thứ tưởng chừng như vô hình nhưng cực kỳ quan trọng. Đó chính là sự may mắn và sự thức tỉnh tinh thần chiến binh trong họ.


Vòng loại văn nghệ


Ngày 9 tháng 11 năm 2024, lúc 14h35


Tiếng trống giờ ra chơi lại vang lên, và những học sinh trường Tân An lại tràn xuống sân trường như ngọn thác ào ào đổ xuống. Trong lúc này, Khánh cùng nhóm nhảy hiện đại của lớp 8/2 cũng đã nhanh chóng có mặt tại hội trường để cùng nhau thi đấu giai đoạn vòng loại nội dung văn nghệ khối 8 của hội thao với một tâm thế bình tĩnh tới lạ thường. Cũng dễ hiểu thôi, khi mà họ đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho những màn trình diễn từ những ngày trước đó.


Do có tận 18 tiết mục từ cả mười lớp trong khối 8 tham gia tranh tài, nên để vòng loại nội dung văn nghệ diễn ra một cách trơn tru trong khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy, ban tổ chức đã bố trí sẵn cho các cá nhân và tập thể thi đấu nội dung này vào ba cụm thi. Ngoài cụm thi ở hội trường ra, thì trên sân trường cũng sẽ có hai cụm thi nữa ở hai bên sân. Mỗi cụm được đảm nhận bởi hai giám khảo, bao gồm một cán bộ phụ trách công tác Đội trong trường và một giáo viên dạy môn Nghệ thuật. Cả ba cụm thi sẽ cùng thi đấu đồng thời, sau đó chọn 5 tiết mục vào vòng chung kết, cũng chính là buổi lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam, diễn ra vào ngày 20/11 tới đây.


Nếu như chủ nhật tuần trước, khi Khánh vô địch nội dung cờ vua của hội thao, những chiếc bàn dài trong hội trường đã được dẹp hết sang hai bên để nhường chỗ cho những bàn cờ đen trắng, thì lần này, những bộ bàn ghế dài của hội trường đã được trả về vị trí giữa phòng theo cách bố trí nguyên thủy của nó. Trong căn phòng rộng lớn đó, không còn tiếng “cách, cách” của những quân cờ chạm vào bàn cờ của những kỳ thủ trẻ tuổi như vài ngày trước đó, mà thay vào đó là tiếng bàn tán xôn xao của các tập thể thi đấu, về việc phải múa hay hát như thế nào và ra làm sao. Những đạo cụ cho các tiết mục văn nghệ như trống, kèn hay quạt tay cũng đã được chuẩn bị đầy đủ trong góc hội trường, chỉ chờ đến lượt thi đấu là sẵn sàng trên tay. Tuy nhiên, do đây mới chỉ là giai đoạn vòng loại, nên việc thay đổi trang phục sao cho phù hợp với tiết mục là không cần thiết.

Lúc này, cô Thoa, giáo viên dạy môn Nghệ thuật cùng với cô Trang, tổng phụ trách của trường Tân An cũng đã có mặt trong hội trường để làm giám khảo của cụm thi. Ngoài ra, còn có thầy Bình làm nhiệm vụ ghi hình lại các tiết mục để đánh giá sau. Điều này là cần thiết để hội đồng giám khảo có thể đánh giá toàn bộ 18 tiết mục tham gia vòng loại, trước khi chọn ra các tiết mục xuất sắc vào vòng chung kết. Trong cụm thi hội trường của nội dung văn nghệ, cả ba lớp 8/1, 8/2 và 8/3 đều chuẩn bị mỗi lớp một tiết mục hát và một tiết mục múa hoặc nhảy. Cho nên, để đảm bảo mọi việc sẽ xong trong giờ ra chơi ngắn ngủi đó, phần trình diễn hát đơn ca của Khánh cùng với hai tiết mục hát khác sẽ được thi đấu trước.


Khi hai giám khảo đã vào vị trí, cô Thoa nhẹ nhàng thông báo:

  • - Xin mời đại diện ba lớp 8/1, 8/2, 8/3 bốc thăm thứ tự thi đấu

Lúc này, cậu học sinh nhà lính nhẹ nhàng nói với Kim Thư trên ghế dài:

  • - Cứ để mình bốc thăm cho, vì dù gì mình cũng thi đấu trước mà.

  • - Được thôi! - Thư đáp lại với nụ cười trên môi.

Khánh cùng với hai đại diện lớp còn lại hối hả tiến tới bàn giám khảo gần sân khấu để thực hiện nghi thức bốc thăm thi đấu. Và thật xui xẻo cho cậu học sinh nhà lính khi số 1 xuất hiện ngay trước mặt cậu khi mở lá thăm ra, đồng nghĩa với việc cậu sẽ phải thi đấu đầu tiên và nhóm nhảy hiện đại của lớp 8/2 sẽ phải thi đấu ở vị trí thứ tư.
“Bốc trúng số 1 cũng có cái vui của nó, xong sớm thì về sớm thôi. Đỡ phải trễ tiết văn trong lớp làm cái gì.” - Khánh vẫn lạc quan suy nghĩ khi biết cậu sẽ phải thi đấu đầu tiên.

“Không biết Khánh thi đầu có làm tốt hay không, nhưng mình tin là cậu làm được.” Thư và nhóm nhảy của lớp 8/2 thầm nghĩ khi thấy nét mặt bình thản của cậu nam sinh sau khi bốc thăm.


Không một chút do dự, Khánh liền lên sân khấu, hít một hơi sâu, nhìn lướt qua đám đông đang chờ đợi. Khi nhạc nền vang lên, cậu nhắm mắt, để trái tim dẫn dắt từng nốt nhạc. Mỗi từ, mỗi câu hát như đang lan tỏa niềm tự hào dân tộc ra khắp hội trường. Trong nhạc nền hào hùng của bài hát Dòng máu Lạc Hồng mà cậu đã chuẩn bị từ trước, cậu liền cất tiếng ca bằng cả trái tim của niềm tự hào dân tộc lớn lao:

  • "Dòng máu Lạc Hồng, bốn nghìn năm

Dòng máu đỏ tươi chảу trong tim mình.

Nòi giống Lạc Hồng, giống rồng tiên

Nguуện ôm bao đời đất mẹ.

Nhịp trống hào hùng, mãi còn vang,

Bao lớp người đi ra nơi biên thùу.

Hình bóng mẹ già, đứng đợi con

Tạc vào sử sách... hào hùng...

Việt Nam ơi! Yêu mến ngàn đời!
Yêu lũy tre xanh, có con sông chạy quanh
Nào ta hát, khúc hát Lạc Hồng,

Là muôn cánh chim baу rợp biển Đông.

Việt Nam ơi! Hãу nắm chặt taу,

Tiến bước đi lên viết thêm trang sử vàng.

Nào ta hát, khúc hát Việt Nam,

Ϲon cháu rồng tiên, con cháu Lạc Hồng,

Tự hào hai tiếng Việt Nam!"


Chứng kiến Vương Khánh cất cao tiếng hát trên sân khấu, toàn bộ hội trường đều nhiệt liệt vỗ tay tán dương cậu nam sinh một cách nhiệt liệt và hào hứng vì màn trình diễn rất chất lượng. Trong khi nhóm nhảy hiện đại của lớp 8/2 rất vui vẻ vì người bạn cùng lớp vừa thi đấu tốt, thì những đại diện còn lại của hai lớp 8/1 và 8/3 như bị áp lực lớn đè nén lên đầu. Họ hiểu ra rằng, để vào được vòng trong, bắt buộc phải trình diễn một cách ổn áp, như cái cách mà cậu học sinh nhà lính đã làm được.
Cả hai giám khảo của cụm thi cũng nở một nụ cười tươi rói sau khi Khánh hoàn thành tốt phần thi của cậu. Cô Thoa liền nói với cậu nam sinh nhà lính:

  • - Thực sự mà nói, em đã trình diễn bài hát rất là tốt, cả về mặt nhịp điệu lẫn trường độ ca khúc. Bài hát Dòng máu Lạc Hồng có rất nhiều đoạn phải hát nốt cao, ví dụ như “Việt Nam ơi! Yêu mến ngàn đời!”, và em đã xử lý các nốt cao đó quá tốt, gần như không bị vỡ giọng hay trầm xuống. Tuy nhiên, điều mà cô thấy đáng tiếc cho tiết mục đơn ca của em, là không có phần múa phù họa bổ trợ ở phía sau để tiết mục trở nên tốt và sinh động hơn nữa. Cảm ơn em đã tham gia thi đấu vòng loại ngày hôm nay.

  • - Em cảm ơn các vị giám khảo và quý vị khán giả đã lắng nghe - Khánh nhẹ nhàng cúi đầu nhìn xuống dưới và cảm ơn những người đã theo dõi cậu trong cụm thi.


Thật đúng là không may cho hai vị giám khảo và những người có mặt ở trong hội trường, khi sau tiết mục đơn ca tương đối tốt của Vương Khánh lại là hai tiết mục hát dở tệ của lớp 8/1 và lớp 8/3. Nếu bạn Quốc Anh lớp 8/1 hát trật nhịp bài hát “Kính vạn hoa”, khiến cho đến chính nhóm múa của lớp này còn phải lắc đầu ngao ngán, thì màn song ca “Cây đàn sinh viên” của Duy Phương và Ngọc Hạnh của lớp 8/3 trở thành thảm họa vì hát không có cảm xúc và lệch tông do không phối hợp ăn ý với nhau. Thế là những lời nhận xét không hài lòng và phê bình những điểm yếu của cô Thoa và cô Trang dành cho hai tiết mục hát còn lại gần như khiến cho họ bị loại khỏi nội dung văn nghệ của hội thao khi còn chưa đến giai đoạn đánh giá tổng hợp.

Sau khi màn song ca “Cây đàn sinh viên” của lớp 8/3 khép lại trong một bầu không khí nặng nề, những tiếng xì xào bắt đầu lan ra khắp hội trường. Một số bạn học sinh trong cụm thi còn tranh thủ cười khẩy, vài người khác lại quay sang chụm đầu bình luận với nhau về sự nhạt nhẽo trong màn trình diễn vừa rồi. Không khí chỉ lắng xuống khi cô Thoa ra hiệu trật tự bằng một tiếng gõ thước nhẹ lên bàn giám khảo.


Trong lúc nhóm nhảy hiện đại của lớp 8/2 chuẩn bị ra sân khấu, Khánh bước tới gần Kim Thư và các bạn trong nhóm. Nhìn thấy nét mặt có phần căng thẳng của họ, cậu học sinh nhà lính liền mỉm cười, đưa tay lên vỗ nhẹ vào vai Kim Thư, giọng trầm ấm:


  • - Cứ bình tĩnh mà chơi thôi. Cậu là người giỏi nhất trong lớp này về khoản nhảy, mấy động tác đó nó đã nằm trong đầu thì cứ thế mà triển khai. Cứ coi đây như một buổi tập nữa thôi. Có mình ở đây ủng hộ mà, lo gì!

Kim Thư quay sang Khánh, nét mặt căng thẳng giãn ra đôi chút. Cô bạn nở một nụ cười nhẹ:

  • - Cảm ơn cậu! Tụi mình sẽ cố hết sức. Mà này, nếu bọn mình có trật nhịp thì đừng cười nha!

Câu nói đó khiến cả nhóm bật cười, bầu không khí trở nên nhẹ nhàng hơn trước khi tiếng nhạc nền vang lên, báo hiệu tiết mục tiếp theo của lớp 8/2.Dưới ánh đèn sáng rực của hội trường, Kim Thư dẫn đầu nhóm nhảy hiện đại bước ra sân khấu. Khi giai điệu mashup “Lên đàng” và “Bình minh sinh viên trở lại” vang lên, từng thành viên bắt đầu di chuyển theo đội hình đã luyện tập kỹ lưỡng. Mở màn, Kim Thư thực hiện một động tác tay điêu luyện, dẫn dắt cả nhóm đồng loạt lao vào thành hình cánh cung xung phong bằng những chuyển động hình thể. Tiếng vỗ tay vang lên rầm rộ từ phía khán giả.

Đoạn mashup chuyển qua phần “Bình minh sinh viên trở lại”, không khí trên sân khấu thay đổi. Những bước nhảy mạnh mẽ và có phần dứt khoát hơn được thực hiện khá đồng đều, thể hiện sự quyết tâm của tuổi trẻ. Tuy nhiên, một vài động tác nhảy khó đòi hỏi sự thả lỏng và nhịp nhàng hơn vẫn còn khá cứng, khiến một vài học sinh các lớp khác tinh ý khẽ bàn tán:

"Ừm, trông thì có vẻ ổn, nhưng chưa hoàn hảo. Động tác cứ như robot ấy."

"Nhưng vậy là tốt rồi, so với mấy lớp khác thì vẫn ổn áp."

Phần kết của tiết mục là một pha “kéo đội hình” đầy bất ngờ: cả nhóm đồng loạt hạ thấp người, dứt khoát giơ tay lên cao tạo thành hình mặt trời mọc – tượng trưng cho “Bình minh sinh viên”. Dưới ánh đèn vàng rực, hình ảnh này tạo hiệu ứng thị giác mạnh mẽ, nhận được những tràng pháo tay kéo dài từ phía dưới.

Khi cả nhóm cúi chào và rời khỏi sân khấu, Khánh đã đứng sẵn ở dưới với nụ cười động viên. Cậu đưa tay làm dấu “ok” khi Kim Thư bước tới:

  • - Tuyệt vời! Mình biết các cậu làm được mà!

Kim Thư khẽ lau trán, thở phào nhẹ nhõm:

  • - Cũng có vài động tác hơi cứng, nhưng hy vọng giám khảo không trừ quá nhiều điểm.

Khánh gật đầu:

  • - Mình tin là cậu sẽ làm được. Mà kệ đi, dù thế nào thì các cậu đã làm rất tốt rồi.

Ngay sau đó, tiết mục múa của lớp 8/1 với bài hát “Việt Nam ơi” bước lên sân khấu. Phần trình diễn bắt đầu với những động tác múa khá cơ bản, các thành viên nữ mặc áo dài trắng và cầm quạt tay. Tiết mục tuy đồng đều nhưng không có điểm nhấn nổi bật nào, khiến khán giả cảm thấy hơi thiếu lửa. Một vài bạn lớp khác khẽ thì thầm:

  • - Nhìn thì ổn, nhưng hơi thiếu sáng tạo. Kiểu này khó vào vòng trong lắm.

Tiếp theo đó là màn múa “Xin chào Việt Nam” của lớp 8/3. Phần trình diễn có sự đầu tư rõ rệt về đội hình và trang phục, nhưng lại thiếu sự nhịp nhàng, dẫn đến một vài chỗ động tác bị lệch pha. Cô Thoa lắc đầu nhẹ khi thấy một thành viên đứng sai vị trí ở đoạn kết, nhưng vẫn dành những lời động viên:

  • - Tiết mục này có đầu tư ý tưởng, nhưng các em cần tập luyện kỹ hơn nữa để cải thiện sự đồng đều trong đội hình.


Khi tất cả các tiết mục của cụm hội trường đã hoàn thành, cô Thoa đứng lên cầm micro, phát biểu trước các đội thi:

  • - Cô cảm ơn tất cả các em vì đã mang đến những tiết mục rất đặc sắc trong vòng loại hôm nay. Tuy nhiên, vì số lượng tiết mục tham gia rất đông, nên ban giám khảo cần thêm thời gian để tổng hợp và đánh giá kỹ lưỡng. Kết quả chính thức sẽ được công bố trong tiết sinh hoạt ngày hôm nay. Mong các em chờ đón!

Lời thông báo khiến cả hội trường vang lên những tiếng xì xào. Kim Thư quay sang Khánh, nửa lo lắng, nửa hy vọng:

  • - Không biết tụi mình có vào được vòng chung kết không nhỉ?

Khánh cười nhẹ:

  • - Cứ bình tĩnh chờ đợi thôi. Vào top 5 toàn khối thì càng tốt, còn không vào được cũng không sao. Chúng ta đã thi đấu hết mình, đó mới là điều quan trọng.


Lời nói ấy khiến cho nàng lớp trưởng yên tâm phần nào, vì ít nhất cô cùng đồng đội đã có màn trình diễn tương đối tốt. Tiếng trống trường kết thúc giờ ra chơi lại vang lên, và cậu học sinh nhà lính cùng họ trở về lớp trong niềm vui và sự thoải mái trong lòng, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.


Xổ số chuông vàng:


Ngày 9 tháng 11 năm 2024, lúc 15h45p


Sau tiết lịch sử đầy thú vị về phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác ở châu Âu, cả lớp 8/2 xôn xao trước giờ sinh hoạt cuối tuần, khi chiếc loa phóng thanh của trường bất ngờ phát đi một thông tin quan trọng:

“Thông báo kết quả vòng loại hội thao chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, nội dung văn nghệ khối 8:”
Âm thanh ồn ào trong lớp vẫn rất to, nhất là đám Nhật, Phước, Đức và một phần nào đó là Minh Phúc và Tấn Anh, hai thành viên quan trọng trong nhóm nhảy hiện đại của lớp. Tất cả đang rất hồi hộp chờ kết quả của hội thao trên loa phóng thanh gần khu hành chính của trường. Ngay kể cả Kim Thư, lớp trưởng của lớp 8/2 và cũng là nhóm trưởng của nhóm nhảy, cũng sốt ruột đợi kết quả tới mức quên luôn việc nhắc cả lớp giữ trật tự. Trong lúc đó, tổ 1, nơi có sự xuất hiện của Khánh và Ngọc, hai học bá của lớp, vẫn im lặng như tờ.

“Qua là tốt, không qua được thì cũng không sao. Quan trọng là Rung chuông vàng sắp tới kia kìa.” Khánh thầm nghĩ khi chuẩn bị nghe kết quả


Loa trường tiếp tục kêu vang:
“Sau khi xem xét kỹ lưỡng các màn trình diễn của vòng loại văn nghệ khối 8, hội đồng giám khảo đã quyết định 5 tiết mục xuất sắc nhất để lọt vào vòng trong. Các tiết mục đó là:

  1. Tốp ca “Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ - Khát vọng tuổi trẻ” của lớp 8/5

  2. Múa “Trường làng tôi” của lớp 8/6

  3. Song ca “Mãi không quên” của lớp 8/9

  4. Múa “Tây Sơn bước chân hào kiệt” của lớp 8/10

  5. Tốp ca “Đường lên phía trước” của lớp 8/4

Một lần nữa, xin chúc mừng các tiết mục trên đã vượt qua vòng loại và bước vào vòng chung kết diễn ra vào ngày 20/11 tới đây.”


Thế là Khánh và Kim Thư cùng toàn thể nhóm nhảy gần như sững sờ, vì ngạc nhiên thay, không một tiết mục nào ở cụm thi hội trường vào được vòng chung kết. Cả lớp trở nên trầm lắng xuống chút vì đây là lần đầu tiên trong hội thao toàn trường, lớp không có thành gì trong một nội dung thi đấu. Nhưng dù gì, lớp vẫn đang dẫn đầu trên bảng tổng sắp hội thao của khối 8, nên cả lớp cũng chỉ buồn thoáng qua trên nét mặt khi nghe thông tin không vui đó trên loa phóng thanh.


Rồi tiết sinh hoạt chủ nhiệm cũng đã tới. Sau khi các tổ trưởng báo cáo về tình hình hoạt động của tổ tuần qua, tiết học chuyển sang trạng thái cao trào khi cô Lý dẫn vào vấn đề trong tuần:

  • - Như các em đã biết, lớp mình cũng đã trượt nội dung văn nghệ của hội thao toàn trường. Điều này không có gì bất ngờ, vì lớp chúng ta không mạnh về nội dung này rồi. Ít nhất, những Vương Khánh hay Kim Thư, cùng nhóm nhảy hiện đại của lớp chúng ta đã có màn trình diễn tốt trong giai đoạn vòng loại vừa qua. Đề nghị cả lớp cho một tràng pháo tay.


Những tràng pháo tay trong lớp bắt đầu vang lên một cách đồng loạt nhưng không quá rầm rộ cho lắm, như một sự khích lệ và an ủi nho nhỏ dành cho cậu học sinh nhà lính và lớp trưởng vậy. Giáo viên chủ nhiệm lớp 8/2 nói tiếp:

  • - Theo thông báo của nhà trường, chiều ngày mai sẽ diễn ra nội dung Rung chuông vàng khối 8 của hội thao chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam của trường chúng ta. Mỗi lớp trong khối phải có 10 người tham dự nội dung này. Để khuyến khích tinh thần xung phong của các em, cô cho các em 5 phút để suy nghĩ, sau đó giơ tay xung phong tham gia. Trong trường hợp không tập hợp đủ 10 người, cô sẽ quay xổ số để chọn những người phải tham gia còn lại. Thời gian bắt đầu!


Lập tức, cả 4 tổ trong lớp 8/2 quay về phía nhau, bàn luận về cuộc thi danh giá của trường và chọn thành viên tham gia. Những tiếng đề nghị, cân nhắc của những học sinh trong lớp vẫn rất căng thẳng, khi mặt bằng chung của lớp không được cao cho lắm, cộng với việc lớp thiếu tinh thần xung phong trong học tập nữa. Nên cuối cùng chỉ có 5 người giơ tay xung phong đại diện cho lớp tham gia. Đó là Vương Khánh và Đoan Ngọc của tổ 1, Thanh Mai của tổ 2, Ngọc Duy và lớp trưởng Kim Thư của tổ 3. Họ là năm gương mặt tiêu biểu của lớp 8/2 và thường xuyên đạt thành tích tốt trong các bài kiểm tra các môn học vừa qua, nên việc họ tự nguyện đăng ký nội dung Rung chuông vàng trong hội thao của trường là điều gần như được dự đoán từ trước.

Sau khi hết 5 phút để xung phong tham gia, người giáo viên môn Khoa học tự nhiên cảm thấy hơi thất vọng. Cô liền nói với tông giọng trầm buồn:

  • - Thật lòng mà nói, cô rất muốn cho các em xung phong tham gia. Tuy nhiên, lớp mình quá thụ động trong việc học. Bảo sao lớp mình thành tích học tập bị lệch nhau nặng nề như vậy. Tổ 4 lớp mình hiện tại chưa có ai xung phong, nên bạn Kim Anh - tổ trưởng tổ 4 bắt buộc phải tham gia chiều mai. 


Kim Anh cảm thấy sững sờ, ngơ ngác và không hiểu chuyện gì đang xảy ra, khi cô mặc dù chưa làm gì nhưng bị giáo viên chủ nhiệm sờ gáy từ lúc nào không hay. Những cô cậu học trò của lớp 8/2, ai ai cũng hồi hộp và sốt sắng khi màn hình “chiếc nón kỳ diệu” chứa đầy tên và số thứ tự của các học sinh trong lớp được hiển thị trên màn hình TV của lớp. Trừ Khánh, Ngọc cùng những người đã xung phong trước đó, thì những học sinh trong lớp đều ở trong trạng thái căng thẳng tột độ khi đều có thể bị quay trúng trong “chiếc nón kỳ diệu” đó.

Cô Lý nhấn nút "quay" trên màn hình, và âm thanh ting ting ting quen thuộc vang lên từ hệ thống loa trong lớp. Chiếc vòng quay may mắn dần dần xoay chậm lại, từng cái tên và số thứ tự của học sinh xuất hiện trên màn hình.

  • - Đây rồi! Người đầu tiên bị quay trúng là… Minh Nhật! - giọng cô Lý vang lên hào hứng

Nhật trố mắt ngạc nhiên:

  • - Gì cơ? Không thể nào! Sao lại là em chứ? - cậu bật lên, khuôn mặt méo xệch như muốn bật khóc.

Cả lớp bật cười rần rần. Riêng Khánh thì khoanh tay trước ngực, cười nhếch mép:

  • - Nhân quả tới nhanh thật.

Cô Lý không để ý phản ứng của cả lớp, tiếp tục nhấn nút “quay” lần nữa. Vòng quay lại chạy, rồi chậm dần. Lần này, một cái tên khác hiện lên:

  • - Phạm Đức! Chúc mừng em, Đức nhé!

  • - Thôi xong… - Đức ngồi bần thần, mặt cúi gằm xuống bàn. Cậu thậm chí còn không buồn phản ứng, chỉ liếc sang Nhật với ánh mắt cam chịu.

Khánh không nhịn được cười. Cậu cúi xuống nói nhỏ với Ngọc:

  • - Đúng là mấy bọn phá làng phá xóm mà. Quả báo nằm ngay trước mặt chúng đây. Hahahahaha!

Ngọc chỉ mỉm cười nhẹ, không nói gì.

Cô Lý lại nhấn nút lần thứ ba, và lần này, Phước bị cái vòng quay xui xẻo đó réo tên, khiến cậu chỉ biết kêu trời:

  • - Cô ơi, em yếu lắm! Em có bao giờ trả lời đúng câu nào trong mấy môn học đâu? Cô tha cho em đi!

Cả lớp lại được phen cười ngất, tiếng cười như làm rung chuyển cả căn phòng.

  • - Im lặng! – cô Lý gõ thước mạnh lên bàn, nhưng ánh mắt cô không giấu được sự buồn cười. – Không xong thì cố gắng học hỏi từ các bạn đi. Còn một người cuối cùng…

Chiếc vòng quay xoay thêm lần nữa, lần này dừng lại ở cái tên Hoàng Quỳnh Như, một học sinh có phong độ học hành như cái tàu lượn trong thời gian gần đây, khiến cô thở dài. Dù không phản đối như ba cậu bạn kia, nhưng nét mặt cô hiện rõ sự bối rối:

  • - Thôi cũng được… Nhưng em sợ mình làm lớp mất mặt lắm, thưa cô!

Cô Lý mỉm cười, nhẹ giọng động viên:

  • - Không sao đâu, đây là cơ hội tốt để các em trải nghiệm mà. Lớp mình sẽ cùng cố gắng hết sức!


Sau khi danh sách 10 học sinh tham gia được chốt lại, cô Lý chiếu một trận đấu từ chương trình Rung chuông vàng trên VTV3, phát sóng năm 2011 để tìm hiểu luật chơi. Hình ảnh mờ mịt, màu sắc hơi nhòe do chất lượng video thấp làm cả lớp tròn mắt ngạc nhiên. Tấn Anh, người sơ ý đạp đổ laptop của Khánh vài ngày trước thắc mắc:

  • - Sao nhìn lạ thế này? Như TV cũ ấy nhỉ?

Khánh cười lớn, trả lời ngay:

  • - Thì đúng rồi còn gì. Chương trình này là từ thời 2011, thời HD còn chưa có trên VTV, nên nó mới thế là đúng rồi.

Nhật, vẫn còn đang cay cú vì bị “bốc trúng”, bĩu môi nói:

  • - Thế mà cậu cũng biết nữa hả? Bộ cậu sinh ra từ thời Napoleon à?

Khánh lườm Nhật một cái sắc lẻm, khiến cả lớp rộ lên cười như pháo nổ.


Không khí lớp học trở nên náo nhiệt hơn hẳn, dù nội dung Rung chuông vàng sắp tới vẫn khiến vài học sinh hồi hộp. Dù vậy, sự háo hức của cả lớp như tiếp thêm động lực cho những người sắp bước vào cuộc thi đầy căng thẳng. Họ vứt lại thất bại ở nội dung văn nghệ trước đó, để sẵn sàng chinh phục tiếng chuông vàng.


Bình luận

Chưa có bình luận
Preview Settings

Try It Real Time

Layout Type
    • LTR
    • RTL
    • Box
Sidebar Type
Sidebar Icon
Unlimited Color
Light layout
Dark Layout
Mix Layout
}