Giờ sinh hoạt sôi động
Ngày 2 tháng 11 năm 2024, lúc 12h30
Đồng Nai lúc này cũng mới bắt đầu vào mùa khô, nên chút dấu tích của mùa mưa trước đó vẫn còn vương vấn đâu đây. Hơi gió ẩm vẫn thoang thoảng trên từng bụi cây và kẽ lá, pha lẫn với cái nóng dịu dàng của mặt trời mùa khô. Tiếng chim bắt đầu râm ran trở lại sau những tháng ngày phải đi trú ẩn giữa trời gió giật và bão bùng của mùa mưa Nam Bộ. Trên con đường ở gần ngôi trường cấp hai Tân An, những đoàn xe máy nhộn nhịp của phụ huynh chở theo những đứa con của họ đi tới trường. Hàng quán trước trường cũng tấp nập cô cậu học trò mua đồ ăn vặt cho buổi chiều thứ bảy cuối tuần.
Như thường lệ, Khánh ngồi phía sau xe máy của mẹ, cùng với Ngọc đi tới trường. Lần này, do mẹ của Khánh có ca dạy thay môn ngữ văn vì một giáo viên dạy văn trên trường bị sốt xuất huyết và phải xin nghỉ phép, nên hôm nay là ngày hiếm hoi mà Vương Khánh và Đoan Ngọc đi tới lớp từ bãi gửi xe giáo viên.
Trên đường đi, Ngọc trêu chọc:
- May là cô Thu là giáo viên dạy văn trường này, nên chúng ta có dịp … phá lệ khi đi tới dãy nhà phụ trách mà không bị sao đỏ ghi tên đấy.
- Có gì đâu mà vui, không cẩn thận lên lớp 9 gặp mẹ tôi dạy văn là mệt đấy. Nghe nói mẹ tôi dạy rất gắt nha! - Khánh đáp lại
- Thế thì tốt quá! Càng gắt thì càng tốt, để còn ôn thi lớp 10 nữa! - Ngọc vui vẻ tiếp lời
Đang đi tới cầu thang, Khánh gặp một đám học sinh xúm lại gần bảng thông báo của trường. Đó là kế hoạch tổ chức hội thao chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Năm nay là một năm rất đặc biệt khi ngoài những nội dung truyền thống như kéo co, văn nghệ, chạy tiếp sức và rung chuông vàng, thì hai nội dung mới được thêm vào là bóng chuyền và cờ vua. Một loạt tiếng xì xào xôn xao vang ra xung quanh khắp bảng thông báo:
- Không biết năm nay chuẩn bị tiết mục văn nghệ gì cho năm nay đây? - Một học sinh lớp 8/1 hỏi vui
- Lớp 8/5 sẽ lại vô địch kéo co tiếp thôi! - Một nam sinh lớp 8/5 vui vẻ khi nhìn bảng thông báo.
Khánh đứng từ xa bảng thông báo đó, liền nói với Ngọc:
- Hôm nay tiết sinh hoạt lớp của mình sẽ xôm lắm đây! Hihi
- Cứ chờ đó! - Ngọc vui vẻ hồi đáp.
Đúng như dự đoán, sau khi ba tiết học đầu tiên trôi qua trong êm đẹp, thì đến tiết sinh hoạt lớp, mọi thứ trong lớp 8/2 bắt đầu rộn ràng hơn hẳn. Ngay sau khi tổng kết tuần với một kết quả thi đua không đến nổi tệ của lớp, thì cô Lý, giáo viên dạy môn Khoa Học Tự Nhiên, cũng là chủ nhiệm có nói với cả lớp:
- Như các em đã biết, tuần sau sẽ bắt đầu hội thao toàn trường chào mừng ngày 20/11. Năm nay, sẽ có hai nội dung mới là bóng chuyền và cờ vua. Bóng chuyền thì ở trong lớp không ai biết đánh, nên là sẽ không tham gia rồi. Với môn cờ vua, có ai muốn xung phong không?
Không một chút lưỡng lự, Khánh và Duy mập giơ tay, với ánh mắt khao khát tranh tài ở bộ môn thể thao họ yêu thích. Giáo viên chủ nhiệm phản hồi:
- Vậy lớp mình sẽ có hai người tham gia bộ môn cờ vua là Trần Vương Khánh và Phan Ngọc Duy. Cả hai sẽ thi đấu vào sáng ngày mai. Với bộ môn kéo co, có ai muốn xung phong không?
Rất nhanh chóng, lũ Phước, Nhật và Đức cùng đám con trai nghịch ngợm trong lớp giơ tay xung phong. Với bộ môn nặng tính thể lực như thế, việc để mấy thằng to con trong lớp tham gia là chuyện đương nhiên. Chẳng mấy chốc đã tập hợp đủ 8 nam sinh to cao khỏe mạnh để tham gia bộ môn này. Người giáo viên nói tiếp;
- Do nội dung chạy tiếp sức với và rung chuông vàng sẽ diễn ra vào tuần sau, nên tuần sau lớp chúng ta sẽ chọn học sinh tham gia. Còn bây giờ chúng ta sẽ đến với nội dung mà các em sẽ rất yêu thích, đó chính là văn nghệ. Để tiếp cận vấn đề này với không khí thoải mái, cô cho các em 15 phút bàn bạc và suy nghĩ, sau đó nêu ra ý kiến. Thời gian bắt đầu!
Như một tia chớp bay ngang qua, cả lớp trở nên sôi động hơn hẳn. Từng nhóm học sinh tụm lại với nhau, vừa nói vừa thi nhau bật Spotify, Youtube với Zing MP3 ầm ầm trên điện thoại. Những bài hát cứ thế nối đuôi nhau được phát lên, từ những bài hát truyền thống về thầy cô như Trường làng tôi, Mái trường mến yêu, Bụi phấn… đến những bài hát hiện đại hơn về đất nước như Việt Nam ơi, Hào khí Việt Nam…
Kim Thư, lớp trưởng lớp 8/2, vốn từng học nhảy hiện đại ở Nhà văn hóa Thiếu nhi, nói với mấy bạn trong tổ 3:
- Hay là lớp chúng ta nhảy trên nền nhạc Hào khí Việt Nam đi
- Thôi thôi, năm ngoái lớp 7/5 chơi bài này để vô địch rồi, nên chọn bài khác đi. - một bạn trong tổ 3 đáp lại
- Một học sinh trong tổ 2 ngẫu hứng đề xuất:
- Theo mình nên hát tốp ca bài Nối vòng tay lớn, nghe cho nó có khí thế đoàn kết đi.
- Nếu vậy hi vọng trường mình không bị sập là may - Bạn cùng bàn phản bác.
Trong lúc mọi thứ đang dầu sôi lửa bỏng vì chưa thống nhất ý kiến, và tổ 1 nơi Khánh và Ngọc đang ngồi vẫn đang tranh luận không biết nên chơi tiết mục nào, thì Khánh liền nói với Ngọc:
- Dù gì mình cũng có khả năng ca hát, thì mình thử hát một bài cho nó có không khí, coi như cho vui đi. Biết đâu được chọn thì sao?
- Được thôi! Nhưng bài gì nhỉ? - Ngọc hỏi Khánh với ánh mắt ngạc nhiên.
- Cái bài này chắc chắn ai cũng sẽ biết thôi! - Chàng nam sinh nhà đáp
Và Vương Khánh bất ngờ cất tiếng ca giữa lúc dầu sôi lửa bỏng mà không một chút sợ hãi:
"Ɗòng máu Lạc Hồng, bốn nghìn năm
Ɗòng máu đỏ tươi chảу trong tim mình.
Ɲòi giống Lạc Hồng, giống rồng tiên
Ɲguуện ôm bao đời đất mẹ..."
Mấy học sinh khác sau khi nghe những câu hát “cho vui” của Khánh, lập tức cảm thấy như có gì đó như thức tỉnh trong người. Họ cảm thấy Khánh lúc này rất lạ khi cất tiếng hát ngọt ngào và đầy khí thế, khác hẳn với chính cậu hằng ngày. Thì ra, âm nhạc cũng là một sở thích của cậu học trò nhà lính, nhưng khác với đám bạn cùng lớp vốn đa số mê Kpop hay US-UK, hoặc chỉ ít cũng là Vpop hiện đại, thì Vương Khánh rất yêu âm nhạc cách mạng và nhạc đời cũ. Có vẻ như do có bố làm quân đội, nên âm nhạc ái quốc đã thấm nhuần trong anh từ lúc cậu còn thơ bé rồi.
“Mình đã nghe giọng hát đầy nội lực từ cậu học sinh này thì phải? Khi mình sang nhà cô Thu thăm chơi, thỉnh thoảng nghe Khánh hát nhạc cách mạng mà cảm thấy sự máu lửa và nội lực trong cậu. Đây có thể là lời giải cho vấn đề văn nghệ của lớp chăng?” Người giáo viên dạy Khoa học tự nhiên suy nghĩ trong đầu.
Khi thời gian chỉ còn hai phút và tiếng xôn xao vẫn chưa kịp chợt tắt, cô Lý bất ngờ gõ thước lên bàn và hô:
- Trật tự! Thời gian thảo luận đã hết! Cô mời bạn Khánh lên hát thử bài hát vừa nãy.
Cả lớp bắt đầu giật mình khi Vương Khánh bất ngờ được giáo viên gọi lên bảng. Một số người còn có tâm lý dè bỉu khi nghi ngờ Khánh được ưu tiên do cậu là con giáo viên trên trường. Bất chấp mọi chỉ trích, Khánh vẫn lên bảng với tâm thế không biết sợ, nhìn trước mặt cả lớp với một tâm thế hiên ngang và hát vang:
"Dòng máu Lạc Hồng, bốn nghìn năm
Dòng máu đỏ tươi chảу trong tim mình.
Nòi giống Lạc Hồng, giống rồng tiên
Nguуện ôm bao đời đất mẹ.
Nhịp trống hào hùng, mãi còn vang,
Bao lớp người đi ra nơi biên thùу.
Hình bóng mẹ già, đứng đợi con
Tạc vào sử sách... hào hùng...
Việt Nam ơi! Yêu mến ngàn đời!
Yêu lũy tre xanh, có con sông chạy quanh
Nào ta hát, khúc hát Lạc Hồng,
Là muôn cánh chim baу rợp biển Đông.
Việt Nam ơi! Hãу nắm chặt taу,
Tiến bước đi lên viết thêm trang sử vàng.
Nào ta hát, khúc hát Việt Nam,
Ϲon cháu rồng tiên, con cháu Lạc Hồng,
Tự hào hai tiếng Việt Nam!"
Cả lớp tặng cho cậu học trò nhà lính một trào vỗ tay không ngớt. Những tiếng “Hay quá!” vang lên rất ngọt ngào ở khắp lớp, kể cả những cậu “quý tử” như Đức, Nhật hay Phước. Cô Lý liền tuyên bố một cách dõng dạc:
- Tiết mục đơn ca “Dòng máu Lạc Hồng” của Trần Vương Khánh sẽ đại diện cho lớp tham dự nội dung văn nghệ của hội thao. Buổi sinh hoạt lớp hôm nay kết thúc!
Tiếng trống trường vang lên, kết thúc một tuần học đầy vất vả và gian lao. Những học sinh lớp 8/2 hổi hả xách chiếc cặp nặng trĩu ra khỏi lớp với niềm vui trên nét mặt tuổi mười ba. Riêng cậu học sinh nhà lính cùng Ngọc nhanh chóng vào phòng giáo viên cùng cô Lý để cùng cô Thu dạy văn, cũng là mẹ của Khánh trở về nhà.
Trên đường về, Ngọc nói với Khánh
- Hôm nay cậu sướng ghê! Được đại diện trong lớp tham gia hai nội dung kia kìa. Nhớ giành giải mà mua cho mình trà sữa nha!
- Có gì đâu mà vui, về nhà còn phải cày elo trên chess.com kia kìa. Luyện tập để thắng thôi! - Khánh vui vẻ nói.
Bàn tiết mục thứ hai - Luyện cờ:
Ngày 2 tháng 11 năm 2024, lúc 19h00
Lúc này gia đình của Vương Khánh cũng đã ăn tối xong xuôi, và cậu nhanh chóng lên lầu, vội vã mở laptop để luyện cờ vua trên chess.com. Trong căn phòng nhỏ với chiếc giường gỗ đơn sơ và bàn học gỗ ép đã cũ chứa toàn sách vở trên kệ, cùng với những sticker Thủy thủ mặt trăng mà cậu mua được trước đây làm vật trang trí, cậu ngồi im trên bàn học, đeo tai nghe và thi đấu cờ vua trực tuyến. Từ nhỏ, cờ vua là một phần trong đời sống của cậu, là liều thuốc giúp anh vượt qua khó khăn khi thể chất không cho phép cậu đá bóng hay chơi thể thao giỏi. Không chỉ vậy, nó giống như một sự chữa trị tâm lý sâu sắc khi cậu bị bạn bè trong xóm chế giễu, cô lập như một kẻ thua cuộc trong những trò chơi láo xược mà họ luôn luôn làm chủ. Như một điều hiển nhiên cho sự nỗ lực, hệ số elo của cậu là 1420, một hệ số elo không chỉ rất cao so với độ tuổi lớp 8 của cậu, mà còn đủ sức thách thức những người lớn tuổi hơn.
“Không đấu với chúng nó trong những trò nghịch ngợm hay bắt nạt, thì mình phải chiến đấu ngang cơ với bọn láo xược đó trên bàn cờ. Có như vậy, mình mới khẳng định rõ với những kẻ bắt nạt: Mình là ai?” Khánh vừa suy nghĩ, vừa di chuột trên bàn cờ đen trắng trên cái trang web mà cậu thường luyện cờ hàng ngày.
Đang vừa đi những quân cờ trên bàn cờ, vừa đung đưa trong những bài hát yêu thích của cậu như Hát mãi khúc quân hành, Dậy mà đi hay những bài hát trong anime Sailor moon như Moonlight densetsu hay Moon pride, thì trên nhóm lớp ở Messenger, Khánh bất ngờ nhận thông báo từ nhà trường, do cô Lý chủ nhiệm gửi:
“Thông báo
- Do số lượng đăng ký nội dung cờ vua trong hội thao quá ít, nên nội dung này sẽ được chuyển đổi thể thức thành thi đấu toàn trường trong một bảng đấu duy nhất theo thể thức Thụy Sĩ 5 vòng đấu. Toàn bô học sinh của 4 khối lớp đã đăng ký nội dung này sẽ thi đấu vào 9 giờ sáng ngày mai, ngày 3/11/2024 tại hội trường. Thể thức ván đấu là cờ nhanh 10p+0s.
- Để khuyến khích các lớp tham gia nội dung văn nghệ chào mừng ngày 20/11, mỗi lớp được quyền cử tối đa hai tiết mục tham gia nội dung này. Vòng loại sẽ bắt đầu từ ngày thứ bảy tuần sau, ngày 9/11/2024.”
Khánh vừa đọc thông tin này, lập tức chưng hửng mà nói với chính mình, dù vừa mới thắng ván cờ với một đối thủ ngang cơ trên chess.com bằng nước thí mã đẹp mắt:
- Gay go thật! Sáng mai mà đụng phải mấy anh chị lớp 9, không cẩn thận là toang luôn. Thêm quả thông báo thứ hai, mình phải tắt chuông messenger giờ này, nếu không muốn nó réo suốt quá trình luyện cờ. Chuẩn bị tinh thần hóng và góp vui mấy đứa trong lớp cãi nhau trong nhóm thôi.
Chưa kịp tắt chuông thông báo, thì trên màn hình laptop của Khánh toàn thông báo messenger từ các bạn cùng lớp. Thế là Khánh bật ứng dụng này trên máy tính để hóng những trận cãi nhau trong lớp cho vui. Tai cậu vẫn đang nghe mấy bài nhạc cậu yêu thích, và những quân cờ trên máy tính vẫn được cậu di chuyển như một vị tướng quân trên chiến trường vậy.
Kim Thư lớp trưởng nhắn tin trong nhóm lớp:
- Lớp mình đã có Khánh hát đơn ca rồi, vậy thì theo mình, tiết mục thứ hai là nhảy hiện đại đi!
Thế là một loạt tim được thả rần rần vào cái tin nhắn đó. Nhưng một lúc sau, Phú, một thành viên của tổ 2, nhắn một tin nhắn khác:
- Thế theo cậu nên nhảy bài gì nhỉ?
- Theo mình, cứ tìm mấy nhạc Kpop mà nhảy, tại vì đa số lớp mình thích Kpop mà! - Thư nói trên ứng dụng.
Khánh sau khi nhìn thấy tin nhắn này, cộng với biết bao link bài hát của Blackpink, EXO hay Big Bang, cậu liền tạm dừng ván cờ mà nhắn ngay:
- Thôi thôi thôi, đừng Kpop làm gì cho mệt. Nhảy Kpop thì giáo viên ít ai ưa, chưa kể tới việc thiếu thống nhất nữa do lớp mình fan nhóm nhạc Kpop khá nhiều, mà toàn mấy nhóm ghét nhau mới đau.
- Vậy thì cậu có bài hát nào ổn để dựng nhạc nhảy không nhỉ? - Thư hỏi Khánh
Lúc này Khánh đang vừa nghe bài Eternal eternity trong Thủy thủ mặt trăng pha lê mùa 3, vừa tiếp tục đánh bại thêm một đối thủ nữa trên chess.com, nâng hệ số elo của cậu hiện tại lên 1470.
“Sẽ như thế nào nếu thử gửi cho lớp mình một bài hát của Sailor moon làm bài nhạc nhảy nhỉ. Chắc chắn sẽ ngầu hơn cả chữ ngầu cho coi. Nhưng mà để tránh bị lớp ném gạch đá, cứ gửi bản không lời cho chắc.” Khánh thầm nghĩ.
Và khi liên tục những bài hát nhạc Việt hiện đại của Sơn Tùng MTP, Jack…, hay thậm chí cả mấy bài rap Việt được đề xuất lên nhóm lớp mà cũng chẳng đi đến đâu, cậu quyết định … mở lối đi riêng khi gửi bản không lời của Eternal eternity lên nhóm lớp kèm tin nhắn: “Đây là một bài hát khá bắt tai mà mình mới tìm được trên mạng, rất phù hợp để dựng bài nhảy, mời các bạn nghe thứ” một cách tự tin cùng nụ cười vui vẻ trên môi của cậu.
Sau những ván cờ vua căng thẳng, chàng trai nhà lính tạm thời đổi gió bằng cách hát karaoke trên máy tính. Cậu chọn bản beat chuẩn của Đan Trường, là ca sĩ nỏi tiếng nhất vì bài hát Dòng máu Lạc Hồng, làm tài liệu tập luyện cho tiết mục đơn ca của cậu cho nội dung văn nghệ của hội thao, sau đó hát đi hát lại nhiều lần để nhớ vị trí hát trên nền nhạc hào hùng đó. Do vòng loại nội dung này phải đến tuần sau mới thi đấu, nên việc luyện tập như vậy xem ra vừa thoải mái vừa đảm bảo tiến độ. Chỉ trong một lần Khánh mở laptop, cả hai việc luyện tập được hoàn thành một cách hiệu quả và không quá khó khăn.
Khánh bất chợt xuống dưới lầu uống nước, thì bắt gặp cảnh mẹ của cậu nói chuyện điện thoại với một phụ huynh nữ sinh lớp 9/3, về chuyện học tập kém của cô. Cậu vội vã uống nước ừng ực rồi trở về phòng của cậu với sự không thoải mái nhẹ.
“Chắc chắn rằng mẹ của nữ sinh cũng rất bực mình với con của họ khi học không tốt. Nhưng nếu mình thất bại trong một bài kiểm tra nào đó trên lớp, thì chắc chắn mình đau và bố mẹ mình cũng đau theo. Không có sự thông cảm nào cho mình trong những trường hợp như vậy, thay vào đó chỉ có sự chửi mắng và đánh đòn từ bố mẹ mình mà thôi. Bao nhiêu lời chửi mắng mình khi mình bị điểm kém trong những bài kiểm tra trước đây vẫn còn in dấu trong tâm trí mình. Rất áp lực, nhưng phải quyết tâm vượt lên chính mình” Khánh suy nghĩ trong đầu khi trở về bàn học quen thuộc.
Mở lại laptop từ chế độ ngủ, cậu ngạc nhiên khi thấy những lời chỉ trích cậu học trò nhà lính trong nhóm lớp xuất hiện tràn ngập. Hóa ra do có một bạn nữ sinh trong lớp cũng rất thích anime và cảm thấy bài hát Khánh đề xuất có gì đó quen quen, liền tra cứu thử và phát hiện ra sự thật trong bài hát này. Thì ra, Khánh lấy nhạc từ Thủy thủ mặt trăng pha lê mùa 3, và không chỉ có vậy, đây còn là bài hát của cặp đôi rất đặc biệt trong Sailor moon, đó là Haruka (Sailor Uranus) và Michiru (Sailor Neptune). Thế là mấy bạn trong lớp rất nhiệt tình quăng gạch đá vào Vương Khánh bằng những tin nhắn kiểu như “Ủa rồi lớp mình nhảy bài của Sailor Moon hả? Mấy lớp khác biết được chắc cười lớp mình thối mũi.”, “ Thằng Khánh này chắc có vấn đề gì rồi. Con trai mà lại xem phim con gái”, hay “Nhạc này thà không nhảy còn hay hơn! Đúng là thằng Khánh khác người mà”... và những icon Haha đầy mỉa mai. Khánh nhìn màn hình đầy những lời chế giễu, tim cậu bỗng chùng xuống. Cảm giác như niềm đam mê bị coi thường, như chính cậu bị tước đi quyền được là chính mình. Những lời chế giễu này giống như những phát súng xuyên thẳng vào niềm đam mê Sailor moon của cậu, khi sở thích độc đáo của cậu bị người khác quay lưng chỉ vì những định kiến về nam sinh, thay vì tôn trọng những sở thích đó.
“Mình thích Sailor Moon vì sự kiên cường và tình yêu mà các nhân vật mang lại. Cứ kệ người khác suy nghĩ gì về mình mà làm những điều mình yêu, hihi.” Khánh lạc quan suy nghĩ khi nhìn thấy sự chế nhạo đó.
Dù rằng cậu rất muốn đề xuất một bài hát khác, nhưng với tình hình những lời mạt sát cứ nhắm vào cậu thế này, Khánh đành tạm tắt máy tính và đi ngủ sớm, chuẩn bị cho nội dung cờ vua sáng mai. Còn cái chuyện chọn bài hát nào cho tiết mục nhảy hiện đại của lớp trong nội dung văn nghệ, cậu lúc này có lẽ cũng không cỏn quan tâm nữa, vì dù gì cậu cũng đã được chọn để thi nội dung này của hội thao toàn trường rồi.
Đấu giải cờ vua
Ngày 3 tháng 11 năm 2024, lúc 8h30 sáng
Sáng chủ nhật, bầu trời trở nên quang quẻ tới lạ thường. Gió ẩm cũng đã biến mất, chỉ để lại một luồng gió khô nóng đặc trưng của mùa khô vùng Nam Bộ. Trước cổng trường Tân An, mặc dù cửa vẫn mở, nhưng không có chút nhộn nhịp nào của đám học sinh trước cổng trường như mọi ngày khác trong tuần.
Vương Khánh, Ngọc Duy cùng các kỳ thủ trong trường Tân An đã có mặt trên trường để làm thủ tục chuẩn bị cho nội dung cờ vua của hội thao và nghe quy chế giải đấu. Toàn bộ 32 học sinh tham dự giải đấu này đều rất chi là vui vẻ và thoải mái, vì lần đầu tiên sau nhiều năm, trường mới đưa lại nội dung cờ vua vào hội thao, và lần này là thi đấu toàn trường thay vì thi đấu theo khối như thường lệ. Từ những em nhỏ lớp 6, cho đến những anh chị lớp 9, ai cũng nóng lòng muốn ngồi trên ghế hội trường mà tranh tài trên bàn cờ vua để chứng tỏ bản thân.
Trong lúc chờ ban tổ chức bốc thăm thi đấu trên Swiss manager, Khánh và Duy tạm thời ngồi ngoài hội trường để tranh thủ hóng gió và tâm sự nhanh trước giải đấu. Khánh nhìn vào cây quyền trượng mặt trăng (Moon stick) và chén thánh (Holy Grail) của Usagi, hai món mô hình vũ khí quan trọng trong Sailor moon mà cậu đã mua được từ hồi năm lớp 6 và cũng là bùa may mắn của cậu mà nói thầm với nó:
- Hi vọng cậu sẽ phát huy sức mạnh giúp mình, giống như cách cậu đã cùng Usagi chiến đấu chống lại bóng tối.
Duy liền hỏi cậu học sinh nhà lính:
- Mà cậu đang cầm cái gì đó?
- À, mình đang cầm cái chén thánh và quyền trượng của thủy thủ mặt trăng đấy. Nó là bùa may mắn của mình mà, hihi. - Khánh thoải mái hồi đáp
- Cậu đúng là vừa tâm linh vừa fan cứng Sailor moon mà! - Duy nở nụ cười và nói vui.
Khánh nở một nụ cười nhẹ nhàng trước sóng gió phía trước. Có vẻ như trong cái lớp 8/2 này, ngoài Ngọc ra, ít nhất còn có Duy mập là người tôn trọng sở thích của cậu. Cũng dễ hiểu thôi, bởi vì Duy cũng ở trong nhóm trình độ cao trong lớp và cũng bị cô lập trong lớp vì tính cách và sở thích khác biệt. Nếu Khánh dành một tình yêu đặc biệt dành cho Sailor moon, một bộ manga/anime thiên về nữ giới, thì Ngọc Duy cực kỳ ghét việc chơi điện tử, thích chơi cờ và cày bài tập lẫn tài liệu.
“Đã có kết quả bốc thăm vòng đầu tiên!” Một thành viên trong ban trọng tài thông báo trên loa
Hai học sinh lớp 8/2 cùng 30 kỳ thủ khác trở lại hội trường và xem kết quả bốc thăm vòng 1 của nội dung cờ trên Swiss manager được trình chiếu trên màn ảnh lớn. Nếu Vương Khánh khá dễ thở khi chỉ phải thi đấu với Kỳ Duyên, một kỳ thủ tập sự của lớp 6/1 tại bàn 5, thì ở bàn 7, Duy phải chạm trán ngay một đối thủ trên cơ là Thanh Bình của lớp 9/7.
“Vòng đầu ngon cho mình rồi, vì kèo này mình trên cơ. Nhưng nếu vòng đầu mà hên bốc đối dễ như vậy, thì mấy vòng cuối với mình sẽ khá căng đấy. Nhưng trước hết, phải thắng cái đã rồi tính tiếp, vì đề pa tốt thì đi mới tốt được”. Khánh thoải mái suy nghĩ trong đầu khi nhìn màn chiếu.
“Mới vòng đầu mà gặp đối căng như vậy, việc thắng sẽ khá là khoai. Hòa cờ cũng được, coi như có điểm cái đã rồi tính tiếp.” Duy vừa nhìn chằm chằm vào kết quả bốc thăm vòng đấu đầu vừa nghĩ với vẻ mặt lo âu.
Và quả nhiên đúng như dự đoán, cậu học sinh từ xóm nhà lính buộc Duyên phải đầu hàng ngay nước thứ 8 với một cú mã chiếu đôi bắt xe ngay trong giai đoạn khai cuộc. Còn Duy dù rất khó khăn khi phải chống đỡ những đòn tấn công như vũ bão tù anh Bình lớp trên, nhưng bằng khả năng đánh thủ tốt, Duy đưa trận đấu về thế hòa cờ khi đưa về thế vua chống vua mã (Bình chỉ còn 1 mã và vua nên không thể chiếu hết vua của Duy). Các bàn đấu còn lại trong vòng 1 cũng có kết quả không quá bất ngờ khi hầu hết kỳ thủ lớp trên đè học sinh lớp dưới ra bã, còn những trận đấu giữa những học sinh cùng khối lớp với nhau hầu hết đều hòa cờ.
Ngay sau khi vòng đầu tiên kết thúc, ban tổ chức nhanh chóng bốc thăm vòng thi đấu thứ hai. Lần này, do họ đã quen dần với phần mềm Swiss Manager, nên quá trình bốc thăm diễn ra suôn sẻ hơn hơn vòng đầu tiên. Chỉ sau vài phút kể từ khi bàn số 2 kết thúc ván cờ cuối cùng của vòng đầu tiên, kết quả bốc thăm vòng thi đấu thứ hai cũng đã được chiếu lên màn chiếu. Vương Khánh được dự báo gặp khó khăn một chút khi cầm quân đen gặp Duy Phương ở bàn 4, một nam sinh lớp 7/9. Cậu có hệ số elo trên chess.com là 1270, một hệ số khá cao so với mặt bằng chung những học sinh cùng khối lớp của trường và đã chiến thắng trong vòng đầu tiên. Còn Ngọc Duy lần này lại thuận lợi ở bàn 8 khi cầm quân trắng gặp gặp Quốc Anh, một kỳ thủ tập thụ lớp 6 may mắn hòa vòng đầu tiên.
“Bắt đầu căng dần rồi, nhưng mình hơn nó khoảng 200 elo, và mình từng thắng em nó khi đánh online, nên mình vẫn cửa trên. Đi sau không phải vấn đề quá lớn với mình, vì kèo này đánh được. Khả năng mấy bàn trên toàn hòa cờ là rất cao, nên mình phải tận dụng cơ hội này.” Khánh bình tĩnh suy nghĩ
“Lần này may cho mình rồi.” Duy sáng mắt sau khi nhìn màn chiếu.
Lần này không có sự may mắn nào cho Quốc Anh khi Ngọc Duy nhanh chóng đưa về thế hơn mã ngay giai đoạn khai cuộc của ván cờ, buộc cậu em lớp 6 phải dừng đồng hồ chịu thua sau 18 nước đi. Còn Vương Khánh, dù phải cầm quân đen, nhưng bằng những nước phối hợp hậu và xe hiệu quả, cậu nam sinh nhà lính đã đưa cả hai quân này kiểm soát hàng ngang số 2 của Duy Phương, dẫn tới việc kỳ thủ lớp 7/9 phải xin thua sau nước thứ 28 vì không thể tránh khỏi việc Khánh dùng hậu chiếu hết ở nước sau đó. Ở các bàn còn lại, đúng như dự đoán của Khánh, các kỳ thủ thắng vòng đầu tiên hầu hết đều có kết quả hòa cờ trong vòng hai. Điều này dẫn tới việc sau vòng đấu này, chỉ có ba học sinh toàn thắng hai vòng đầu tiên, là Vương Khánh của lớp 8/2 và hai kỳ thủ lớp 9 khác, là Quang Trường của lớp 9/1 và Phong Vũ của lớp 9/3. Vì trong cả hai ván đầu tiên, cậu học sinh nhà lính đều cầm quân đen, nên Khánh lúc này đã vươn lên vị trí số 1 trên bảng xếp hạng sau vòng đấu và chắc chắn cầm quân trắng ở vòng tiếp theo. Còn Duy cũng không kém cạnh khi đứng ở vị trí thứ 11 với 1.5 điểm sau vòng đấu này.
Trong lúc chờ bốc thăm vòng đấu thứ ba, cậu học sinh nhà lính gặp Duy mập tại hành lang ban công trước hội trường. Duy nói:
- Chúc mừng cậu top 1 sau hai vòng đấu nhé. Mà vòng tới cậu sẽ đánh bàn 1 với mấy anh cuối cấp thì rất căng nhá!
- Có gì đâu, ít nhất mình biết đối thủ của mình vòng sau là ai, đó là anh Quang Trường của lớp 9/1, và mình được đi tiên nữa.
- Hả? Sao cậu biết hay vậy? - Duy ngạc nhiên.
Khánh nhẹ nhàng giải thích:
- Hiện tại có ba kỳ thủ thắng cả hai vòng đầu tiên là mình, Quang Trường lớp 9/1 và Phong Vũ lớp 9/3. Mà mình hai ván đầu đều cầm quân đen nên mình chắc chắn cầm quân trắng vòng này do theo thể thức Thụy Sĩ, không thể cầm cùng màu quân ba ván liền trừ ba ván cuối. Tương tự vậy, anh Trường do cầm quân trắng hai ván đầu nên anh bắt buộc phải đi hậu ván ba. Còn anh Vũ do hai ván đầu cầm hai màu quân khác nhau nên ván ba có thể bốc bất kỳ bên nào cũng được. Nhưng với việc anh ta cầm quân đen ở ván hai, khả năng rất cao Vũ đi tiên ván sau ở bàn 2 gặp 1 kỳ thủ 1.5 điểm khác, và chắc chắn không phải là cậu do hệ số lũy tiến của cậu thấp. Vì thế, cậu yên tâm là vòng sau khả năng gặp đối dễ khá cao đó.
- Mình hiểu rồi. Chúc cậu may mắn ván ba nhé! - Duy vui vẻ đáp lại.
Đúng như dự đoán, Vương Khánh gặp Quang Trường ở bàn 1 tại vòng thi đấu thứ ba, một kỳ thủ rất mạnh với elo trên chess.com là 1410, gần ngang bằng cậu học sinh nhà lính. Trong khi đó, theo kết quả bốc thăm của nhà trường, tại bàn 6, Duy cầm quân trắng gặp Phúc Bình lớp 8/10, một kỳ thủ cùng khối lớp nổi tiếng với lối chơi phòng thủ chắc chắn ở trung cuộc. Còn tại bàn 2 vòng này, Phong Vũ gặp Ngọc Bích, một nữ kỳ thủ xuất sắc của lớp 9/7 với lối chơi tấn công đầu máu lửa từ khai cuộc.
Trận đấu giữa Khánh và Quang Trường diễn ra rất hấp dẫn khi sau 35 nước đầu tiên, không bên nào chiếm ưu thế trung cuộc. Nhưng ở nước 36, điều bất ngờ đã xảy ra khi anh học sinh lớp 9 vừa vô tình chạm một quân tốt ở cánh hậu nhưng không đi quân này, mà lại dâng tốt cánh vua lên để tấn công. Lập tức, cậu học sinh nhà lính dừng đồng hồ và giơ tay lên để thông báo trọng tài trong sự ngỡ ngàng của các kỳ thủ khác đang thi đấu.
“Người bạn của mình đang làm gì vậy trời?” Duy ngạc nhiên nhìn về phía cánh tay phải bị gãy của Khánh, mặc dù thế cờ của cậu ở bàn 6 đang là thế thắng khi hơn hai tốt và đang bước dần về tàn cuộc.
Thầy Minh, một trọng tài của giải đấu nhanh chóng tiến đến bàn 1 của Vương Khánh, Cậu lập tức nói dứt khoát:
- Báo cáo với trọng tài, Quang Trường vừa vô tình chạm tốt ở b6 nhưng không đi quân này, mà lại đẩy tốt ở h7 lên. Đây là hành vi phạm lỗi kỹ thuật và bị xử thua ngay lập tức theo luật của FIDE (Liên đoàn cờ vua thế giới).
“Em này còn nhỏ mà nắm luật chắc thật sự. Ngay kể cả người lớn khi thi đấu cờ vua còn quên mất luật này.” Thầy Minh thầm nghĩ, vừa nhìn vào ánh mắt tự tin của cậu học sinh nhà lính, vừa giở cuốn sách “Luật cờ vua của FIDE” để kiểm tra.
“Thôi xong! Tại sao mình lại thua một cách vớ vẩn như vậy chứ?” Quang Trường dằn vặt trong đầu.
Gương mặt Quang Trường tái đi khi nhận ra sai lầm chí mạng. Mồ hôi rịn trên trán, ánh mắt lộ rõ sự bối rối và tiếc nuối. Cả khán phòng dường như nín lặng chờ phán quyết từ trọng tài, trong khi Khánh vẫn giữ thái độ bình thản nhưng ánh mắt lóe lên sự quyết đoán.
Sau khi kiểm tra xong, thầy Minh thông báo nhẹ nhàng tới cả hai kỳ thủ:
- Ván đấu kết thúc, Trường dính lỗi kỹ thuật và bị xử thua ngay lập tức theo luật cờ vua.
Khánh thở phào nhẹ nhõm trong vui sướng khi nhận tin tức này. Cùng lúc đó, các ván cờ khác của vòng thi đấu thứ ba cũng dần ngã ngũ. Tài bàn 6, Duy mập giành chiến thắng trước Phúc Bình sau 45 nước đi, đưa Duy lên vị trí thứ 4 với 2,5 điểm sau 3 vòng đấu. Bất ngờ lớn nhất đã xảy ra ở bàn 2 khi Ngọc Bích đánh bại Phong Vũ bằng nước thí tượng thiên tài, khiến cô vươn lên vị trí thứ 2 với cũng 2,5 điểm sau vòng đấu này nhưng có hệ số lũy tiến cao hơn. Điều này có nghĩa rằng Vương Khánh là người duy nhất trong giải có thành tích toàn thắng sau vòng thi đấu thứ 3. Bất chấp việc cậu chỉ là một học sinh lớp 8, cậu học sinh nhà lính đã gây ấn tượng mạnh với cả ban trọng tài và các kỳ thủ khác về sự điềm tĩnh, lạnh lùng như sát thủ trong từng nước đi và nắm chắc luật thi đấu
Ngay sau ván đấu cuối cùng của vòng thứ 3 đã có kết quả, thì ban tổ chức liền nhanh chóng bốc thăm các cặp đấu của vòng thi đấu thứ 4, cũng là vòng thi đấu áp chót của giải đấu. Và điều mà Khánh và Duy không hề mong muốn đã xảy ra khi “Nội chiến lớp 8/2” xuất hiện ngay bàn 1 của vòng thi đấu này. Về lý thuyết, nếu Khánh thắng vòng này, cậu gần như chắc chắn sẽ có huy chương của giải đấu. Nhưng dù vậy, nét mặt của cả hai kỳ thủ đều không hề vui vẻ chút nào khi nhìn kết quả hiển thị trên màn chiếu của hội trường.
“ Mình phải đấu với Duy vòng này rồi. Nhưng không sao, vì mình được quyền hòa vòng này mà vẫn nhất bảng mà. Cứ chiến đấu như hai người đàn ông với nhau thôi.” Khánh bình tĩnh suy nghĩ khi nhìn kết quả bốc thăm
“Lại phải gặp Khánh tiếp nữa rồi! Nhưng mình vẫn còn cơ hội có huy chương mà. Phải chiến đấu thôi!” Duy nhìn màn chiếu và thầm nghĩ.
Với sự thăng hoa như vũ bão của Vương Khánh trong những ván cờ trước đó, cùng với sự kỵ rơ của Ngọc Duy khi đối đầu với chàng nam sinh nhà lính, Khánh tận dụng ưu thế cầm quân trắng để làm chủ trung tâm bàn cờ, rồi từ từ ép Duy về thế bất lợi tại hàng ngang số 7 khi đưa song xe kiểm soát nó và vặt sạch toàn bộ tốt trên hàng ngang này. Nhờ vậy, cậu hơn Duy 3 quân tốt trong tàn cuộc và giành chiến thắng khi đưa tốt cột h phong hậu thành công ở nước thứ 53. Và điều kỳ diệu đã xảy ra khi ở bàn 2 và bàn 3 kế bên, toàn bộ 3 học sinh có 2,5 điểm sau vòng đấu thứ ba còn lại, trong đó có Ngọc Bích, đều hòa cờ trong vòng đấu này. Điều này giúp Khánh vô địch nội dung cờ vua của Hội thao chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam trước 1 vòng đấu, khi hơn tất cả các kỳ thủ còn lại ít nhất 1 điểm sau vòng đấu này và có hệ số lũy tiến cao nhất (14 điểm do toàn thắng cả 4 vòng đấu đầu tiên).
“Dù mình đã vô địch, nhưng mình rất muốn đấu với Ngọc Bích vòng cuối, vì chị ấy thực sự đáng gờm. Chuẩn bị nồi lẩu thật to cho bữa tiệc tấn công thôi. Quyền trượng mặt trăng và chén thánh, cảm ơn cậu đã giúp mình vô địch. Giờ là lúc các cậu có thể nghỉ ngơi”. Khánh nhìn về phía chị học sinh lớp 9/7 đang ngồi ở bàn 2 mà suy nghĩ, tay vẫn cầm Moon stick và Holy Grail, hai bùa may mắn của cậu với sự trân trọng, như niềm yêu thích của cậu dành cho bộ truyện Sailor moon vậy.
“Cậu Khánh lớp mình chơi kinh dị thật sự. Chỉ vì sai lầm nhỏ của mình ở cuối khai cuộc, mà cậu đã ép mình trong trung cuộc như điên, khiến mình nhận thất bại ở tàn cuộc. Mừng vì Khánh chắc chắn đã vô địch, nhưng mình vẫn còn cơ hội tranh chấp huy chương đồng. Mình phải tiếp tục.” Duy nhìn về ánh mắt của cậu học sinh nhà lính mà nghĩ thầm.
Lần này kết quả bốc thăm vòng cuối cùng lại không đúng với ý muốn của Khánh khi cậu vẫn sẽ ngồi bàn 1 và đối đầu với Thanh Bình, đối thủ của Duy tại vòng đấu đầu tiên. Rất xui xẻo cho Duy mập khi những lá thăm may rủi của ban tổ chức đã buộc anh phải cầm quân đen ở bàn 4, đối đầu với Ngọc Bích cho trận chiến cuối cùng để tranh giành huy chương. Từ bàn 2 tới bàn 5 đều là những trận đấu tâm điểm trong vòng đấu này, khi 8 học sinh có 3 điểm sau 4 vòng đấu phải chiến đấu với nhau cho một vị trí trên bục nhận huy chương.
Lúc 11h30, khi mặt trời chuẩn bị lên thiên đỉnh, báo hiệu cái nóng oi bức bữa trưa chuẩn bị tới gần, những kỳ thủ thi đấu tại mười một bàn cuối cùng đã nhanh chóng kết thúc ván đấu vì không có cơ hội tranh giành huy chương. Ở bàn 1, Vương Khánh với tâm lý thoải mái sau khi vô địch trước một vòng đấu đã kết thúc giải đấu với thành tích toàn thắng sau khi tước đoạt cơ hội giành huy chương của Thanh Bình lớp 9/7 bằng nước thí mã thiên tài, mở đường cho một chuỗi tấn công đẹp mắt bằng sự phối ăn ý của hậu, xe và tượng đen thẳng vào vua trắng, buộc Bình phải dừng đồng hồ chịu thua sau 39 nước đi trong sự bất lực vì không thể chống đỡ một loạt đòn tấn công chuẩn chỉ như vũ bão của Khánh.
Những trận đấu tâm điểm của vòng đấu cuối cùng cũng đã dần đi đến hồi kết. Tại bàn 3, Phong Vũ sau cú xảy chân ở vòng thi đấu thứ 3 đã lấy lại được phong độ khi thắng liền hai vòng cuối, giúp anh học sinh lớp 9/3 kết thúc giải đấu với 4 điểm sau 5 vòng đấu. Bàn 2 và bàn 5 chứng kiến hai trận hòa cờ cực kỳ tai hại, gần như đẩy cả bốn kỳ thủ ra khỏi đường đua cho vị trí trên bục nhận huy chương khi kết thúc giải đấu với 3,5 điểm sau 5 vòng đấu. Điều này có nghĩa là đại diện của lớp 9/3 chắc chắn giành huy chương.
Lúc này, tại bàn 4, Bích Ngọc buộc phải thắng để chắc chắn có huy chương, và cô đã tiến rất gần tới điều đó trước Ngọc Duy khi hơn hẳn hai quân tốt và đang dần đưa tốt cột g và h xuống hàng 8 để phong hậu, trong khi Duy chỉ còn duy nhất quân vua để chống đỡ. Nhưng Duy vẫn không bỏ cuộc vì anh biết rằng, đồng hồ của Ngọc chỉ còn vỏn vẹn 3 giây. Và điều bất ngờ đã xảy ra, khi nữ sinh lớp 9/7 vừa kịp phong cấp tốt thành quân hậu, đồng hồ của Ngọc đã bị “rụng kim”, dẫn tới ván cờ kết thúc hòa trong sự tiếc nuối của cô.
“Phù, dù không giành được huy chương, nhưng ít nhất mình đã cầm hòa một kỳ thủ giỏi của lớp trên. Người bạn cùng lớp thân thiết của mình cũng đã lên ngôi vô địch, thế là mình vui rồi. Năm sau mình sẽ cố gắng hơn.” Cậu học sinh lớp 8/2 thở phào nhẹ nhõm sau ván đấu cuối cùng.
“Tức thật! Chỉ cần thêm vài giây, mình đã cầm chắc huy chương trên tay rồi. Với việc cả đống kỳ thủ có cùng ba điểm rưỡi, phen này huy chương đồng với mình còn không có. Mình đang quản lý thời gian kiểu gì vậy trời?” Bích Ngọc tự trách mình trong đầu.
Khi ván đấu cuối cùng của vòng thi đấu thứ 5 đã ngã ngũ, các trọng tài đã tổng hợp kết quả, chốt luôn bảng xếp hạng chung cuộc trên Swiss manager và bế mạc giải đấu. Vương Khánh nở nụ cười rạng rỡ nâng cao chiếc cúp vô địch nội dung cờ vua trong hội thao toàn trường trong sự ngỡ ngàng, ngơ ngác tới bật ngửa của các kỳ thủ khác vì thành tích toàn thắng của cậu học trò nhà lính. Anh Phong Vũ của lớp 9/3 cũng đã có một giải đấu tuyệt vời khi kết thúc với tấm huy chương bạc trên cổ áo, khẳng định sức mạnh của một kỳ thủ hàng đầu trong trường Tân An. Điều không ai ngờ nhất chính là anh Quang Trường của lớp 9/1, khi anh giành chiến thắng trong vòng thứ tư tại bàn thi đấu thứ 5 và cầm hòa ván thi đấu cuối cùng tại bàn thi đấu thứ hai, dẫn tới anh có hệ số lũy tiến cao nhất trong nhóm kỳ thủ có 3,5 điểm sau vòng đấu cuối cùng (11,5 điểm, do thắng ván 1,2 và 4, thua ván 3 và hòa ván cuối). Vì lý do này, anh được đôn lên nhận huy chương đồng trong lễ bế mạc nội dung toàn trường này. Bích Ngọc, người đã bị Duy cầm hòa trong vòng đấu cuối cùng, dù không có huy chương, nhưng cô cũng không quá tiếc nuối khi có một khoản tiền nho nhỏ cho giải khuyến khích cùng với Đình Bắc lớp 9/2, người cầm quân đen ở bàn thi đấu thứ 2 trong vòng thi đấu cuối cùng.
“Những kỳ thủ giành giải hầu hết là học sinh lớp 9 như mình, nhưng khi nhìn về em học trò lớp 8/2 đứng trên đỉnh giải đấu, mình chỉ có vài từ để diễn tả em Khánh, đó là kinh khủng tới tàn bạo.” Một kỳ thủ lớp 9/6 khi nhìn về bục trao giải trong hội trường mà không khỏi sửng sốt.
Sau giải đấu, toàn bộ 32 kỳ thủ từ cả bốn khối lớp, từ những em nhỏ lớp 6 tới những anh chị lớp 9, đều hớn hở nhanh chóng trở về nhà cùng với gia đình để tận hưởng ngày chủ nhật, vì lúc này đã là hơn 12 giờ trưa. Dù thành tích ra sao, ai cũng vui vì được đại diện cho lớp chiến đấu trong một sân chơi dành cho toàn trường, nơi những niềm đam mê cờ vua từ mọi khối lớp được tiếp thêm một luồng sinh khí mới từ sự chiến đấu và học hỏi với nhau.
Sân trường Tân An dần dần trở nên vắng tanh, chỉ còn lại Vương Khánh và Ngọc Duy đang ngồi trên ghế đá chờ phụ huynh đón về. Lúc này, Khánh nhẹ nhàng lấy Holy Grail và Moon stick trong cặp đen của cậu ra, nhẹ nhàng hôn vào nó như một lời cảm ơn. Thấy vậy, Duy hỏi vui:
- Không biết hai thứ này có sức mạnh gì không mà sao cậu hôm nay đánh kinh thế?
- À, đó chỉ là hai bùa may mắn của mình thôi. Hôm qua sau khi mình cùng cậu đăng ký nội dung này trên lớp, thì mình đã luyện tập trên Chess.com quá trời, nên hôm nay mới có cảm giác cờ tốt như vậy. Nhưng dù gì cậu cũng đánh tốt mà.
Duy phì cười và bắt tay chúc mừng nhà tân vô địch với một tâm thế thoải mái, vì thành tích của cậu trong giải đấu cũng khá tốt (3 điểm sau 5 vòng đấu). Còn Khánh, dù đã giành huy chương vàng đầu tiên cho lớp 8/2, nhưng trong anh vẫn còn rất nhiều nỗi lo lắng phía trước.
“Dù mình đã vô địch cờ vua toàn trường, nhưng còn nội dung văn nghệ và rung chuông vàng ở phía trước. Đặc biệt là rung chuông vàng, đây là nội dung thi nặng về tranh tài kiến thức, thì mình càng phải cố gắng nhiều hơn nữa. Nhưng không sao, với 700 nghìn tiền thưởng, trước mắt mình sẽ khao Ngọc một bữa trà sữa thật ngon cái đã, như đã hứa từ ngày hôm qua” - Khánh nhìn về phía mặt trời ban trưa và suy nghĩ về những ngày tiếp theo.
Bình luận
Chưa có bình luận