Chương 2: Vui ít, buồn nhiều


Ngày 14 tháng 10 năm 2024, lúc 12h00 trưa

Đó là một buổi sáng thứ hai đẹp trời và thông thoáng, với đôi chút gió mát và ẩm ướt của mùa mưa tháng mười trên đất Nam bộ. Vẫn còn nhiều đám mây trắng lững lờ trôi, nhưng xem ra khả năng mưa chiều nay không được cao cho lắm. Vương Khánh như thường lệ, vẫn áo sơ mi trắng, quần xanh phẳng phiu, đầu tóc chải chuốt gọn gàng cùng với khăn quàng đỏ thắm trên cổ áo, đang cùng mẹ lên xe máy tới trường Tân An. Phía đằng sau chiếc xe máy ấy, một người bạn cùng lớp và là bạn ấu thơ của anh, Đoan Ngọc, cũng đang chuẩn bị lên xe đến trường.

Trường THCS Tân An, nơi mà Khánh và Ngọc đang học, là một ngôi trường làng theo đúng nghĩa đen của nó. Nó nằm ở phường Hóa An, cách xóm của Khánh gần 5 cây số. Ngôi trường này được xây dựng gần công ty Pouchen, nên con cái của công nhân nhà máy học ở ngôi trường này rất nhiều. Do công nhân công ty thường tăng ca buổi tối, nên họ không có nhiều thời gian quản lý việc học tập và sinh hoạt của con cái. Thành ra, ngôi trường Tân An chứa đủ loại thành phần học sinh, trong đó mấy học sinh nghịch ngợm, hay bắt nạt bạn bè và chia bè kết phái xuất hiện rất nhiều. Những học sinh chểnh mảng trong việc học, hay bắt trend trào lưu trên mạng xã hội, đu thần tượng Hàn Quốc quá đà xuất hiện không ít. Đáng buồn hơn là những học sinh giỏi và thực sự chăm chỉ như Vương Khánh và Đoan Ngọc lại chỉ có vài người. Thành ra, họ rất ít khi có bạn bè và bị cô lập trong lớp mà chính họ đang học. 

Ngôi trường nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, với tường rào đã ngả màu vàng úa. Cổng trường bằng sắt, đã hoen gỉ ở vài chỗ, nhưng vẫn sừng sững đón lũ học sinh tới lớp mỗi ngày. Sân trường lúc nào cũng náo nhiệt bởi những nhóm học sinh tụm năm tụm bảy: nhóm thì mải mê bàn về bài kiểm tra sắp tới, nhóm khác lại đang cười đùa, chia sẻ những video TikTok mới nhất.

Khi Khánh và Ngọc tới cổng trường, trong khi Đoan Ngọc nhanh chóng vào lớp 8/2 để chuẩn bị cho bài kiểm tra 15 phút môn Đại số, thì bạn của cô lại đứng ở sạp báo trước cổng trường, và mua Mực tím số mới nhất, một cuốn báo nổi tiếng dành cho tuổi học trò. Anh vừa đi tới lớp, vừa lướt qua từng trang báo nặng mùi giấy mới in. Đến trang báo giữa, vừa thấy poster của Blackpink, anh liền cất nó đi và không quan tâm tới chúng
“ Trừ khi tờ poster đó là của BTS, thì mình tặng nó cho Ngọc, bằng không nên để lơ nó đi vì không hợp gu với mình. Không hiểu giới trẻ bây giờ đu idol Kpop nhiều quá để làm gì, trong khi rất nhiều người không hiểu họ đang thần tượng cái gì và học được gì từ sự hào nhoáng bên ngoài đó.” Khánh trầm ngâm suy nghĩ.

Vào lớp 8/2, anh liền ngồi bàn giữa gần cửa ra vào lớp, bên cạnh Ngọc. Cả lớp nhốn nháo, tiếng các bạn khác lật sách, tranh thủ ôn bài vang lên khắp nơi. Một vài học sinh tụ tập ở góc lớp tám chuyện về bài vở, kpop và trend Tiktok mới đây nhất. Nhưng Khánh và Ngọc dường như chỉ tập trung vào câu chuyện của riêng mình.
Do Khánh đã chuẩn bị xong bài kiểm tra từ tối hôm qua, nên anh chỉ việc lấy giấy kiểm tra và để bút viết lên bàn. Khi nàng vừa ôn bài xong xuôi, nhìn thấy Khánh vẫn đang thảnh thơi đọc báo, cô liền hỏi cậu:
- Mà cậu ôn bài xong chưa vậy nhỉ?
- Mình ôn xong từ tối hôm qua rồi! Mà hôm qua cậu coi chung kết năm Olympia chứ? - Khánh hồi đáp lại với nét mặt thảnh thơi.
Nghe tới “Chung kết năm Olympia”, mắt Ngọc bỗng sáng lên một cách lạ kỳ. Nàng nhìn về phía bạn nam ngồi cùng bàn và nói:
- Có chứ! Anh Phú Đức hôm qua chơi quá hay! Vòng vượt chướng ngại vật, vừa mới hàng ngang đầu tiên chưa kịp lật mở, mình chưa kịp định hình ra cái gì, thì anh liền bấm chuông trả lời chướng ngại vật là Net Zero. Thế là ba thí sinh còn lại từ đó đuổi không kịp anh ta luôn.
Khánh nhẹ nhàng tiếp lời:
- Nhìn trường Quốc học Huế nhiều lần vào chung kết và ba lần vô địch, mình lại buồn cho tỉnh Đồng Nai chúng ta quá. Đã lâu lắm rồi, tỉnh ta chưa vào chung kết thêm 1 lần nào.
- Mình cũng vậy, tỉnh mình so với mấy bọn Sài Gòn, Đắc Lắc hay Phú Yên còn thua; chứ nói chi đến mấy tỉnh truyền thống thi Olympia như Huế, Quảng Trị hay Quảng Ninh. Muốn đánh bại họ thì phải cố ngay từ bây giờ thôi. - Ngọc đáp lại.
Hai người nhìn nhau với ánh mắt đầy quyết tâm. Họ hiểu rằng, Olympia không phải là một giấc mơ đâu xa, mà nó chính là hiện thực để họ phấn đấu ngay từ bây giờ. 

Tiếng trống trường đã tới, học sinh từ sân trường nhốn nháo chạy lên lầu về lớp cho đúng giờ. Có người từ sân trường chạy lên lầu với bịch bim bim, vài viên kẹo chocolate trên tay còn đang ăn dở. Tiếng bước chân vội vàng, tiếng nói chuyện ào ào vang vọng từ khắp cầu thang đến cửa lớp, giống như thác nước đổ xuống hàng loạt. Phía trước cửa lớp 8/2, rất nhiều cô cậu chạy tràn vào lớp cho kịp giờ kiểm tra toán buổi chiều.

Mười lăm phút đầu giờ trôi qua, khi lớp vừa yên chỗ ngồi hoàn toàn, thì cô Tiến dạy toán cũng đã tới lớp. Theo đúng nghi thức, tất cả học sinh trong lớp đồng loạt đứng dậy chào giáo viên với nét mặt nghiêm túc và chỉnh chu. Khi mọi thứ đã vào trật tự, người giáo viên liền nói:
- Các em ngồi xuống và lấy giấy ra làm bài kiểm tra 15 phút.
Lớp lập tức ngồi xuống và chuẩn bị giấy đôi, bút bi và Casio lên bàn. Trong lúc này, cô Tiến viết đề bài lên bảng gỗ trên tường hai phép nhân phân thức và một phép cộng phân thức. Ngay sau khi viết xong, cô nhìn về phía học sinh mà thông báo:
- Thời gian 15 phút làm bài, bắt đầu!
Với dạng đề tính toán phân thức như vậy, việc tính nhẩm trong đầu là rất quan trọng dù chỉ là một phần nhỏ, bởi vì những bài này đều bị dính biến số, nên nếu dùng Casio sẽ khá lâu. Trong cái rủi lại có cái may, do máy 570 của Khánh không cánh mà bay từ tuần trước, nên cậu chỉ có thể tính nhẩm phép toán và ghi ra giấy thi. Ngọc dù vẫn còn máy 580, nhưng cô chỉ dùng nó để kiểm tra kết quả. Trong khi đó đa số mấy học trò khác trong lớp 8/2 thi nhau bấm máy tính liên tục, nhưng càng bấm thì càng tốn thời gian làm bài. Kết cục là trong khi Khánh và Ngọc hoàn thiện chính xác lời giải của cả ba bài toán mà vẫn còn dư khoảng 120 giây, thì đại đa số học sinh trong lớp đều không thể làm xong câu thứ ba, dù câu này là một phép cộng phân thức và cũng không quá khó.

Sau khi bài kiểm tra trôi qua, học sinh trong lớp thi nhau xì xào bàn kết của quả ba bài toán trên đề, và Khánh với Ngọc cũng vậy. Đoan Ngọc quay sang anh mà hỏi:
- Cậu này, bài đầu tiên cậu ra đáp số bao nhiêu?
- 2/y. Chắc cậu cũng ra kết quả y chang như vậy, nhỉ? - Khánh hồi đáp với ánh mắt vui vẻ.
Nàng đáp lại:
- Đúng rồi! Thế còn bải thứ hai và thứ ba thì sao?
Khánh tự tin trả lời:
- Bài hai mình ra (x+1)/x, còn bài ba là 1.
Ngọc thấy vậy, liền vui vẻ đáp lại với sự nhẹ nhõm trong lòng, nhưng không quên pha một chút cà khịa:
- Thế là tốt rồi, vì mình cũng ra kết quả như vậy sau khi bấm Casio. Mà khoan, cậu tính nhẩm tốt quá, nên máy 570 của cậu cứ bốc hơi liên tục.
Khánh vừa nói phì cười trong ngượng ngùng:
- Tính ra từ lúc lên cấp 2, mình mất máy tính tận bốn lần rồi. Mình cũng rất ít khi chơi Casio, thành ra khi cần xài thì nhiều lúc không bao giờ tìm thấy đâu, và thế là mất luôn, phải mua máy mới và nghe công phu chửi từ bố mẹ là không cẩn thận. Hihi! Thôi cậu nên lấy sách vở ra đi.
Chàng trai vừa mới nói xong thì Ngọc đã lấy sách toán Cánh diều và vở ghi chép lên bàn. Anh nhìn thấy vậy, cũng thực hiện điều tương tự, giở sẵn chương 3: Hàm số và đồ thị trên sách lên, mở vở ghi chép và cùng các học trò khác trong lớp nghe giảng bài mới. Dù cô giảng bài khá dễ hiểu và nhiệt tình, nhưng thật đúng là bất lực cho giáo viên dạy toán khi “Tiếng cô vang rừng núi, sao không ai trả lời?”. Ngoài Khánh và Ngọc, và một phần nào đó là Duy mập (Phan Ngọc Duy) và Mai lùn (Nguyễn Thị Thanh Mai), cùng một số gương mặt học ổn trong lớp quen thuộc, thì hầu như trên lớp không ai tập trung nghe giảng bài cả. Rất nhiều tiếng xì xào trong lớp về những chuyện không liên quan như game, kpop hay trend tiktok vang vọng trong lớp, khiến cô Tiến không ít lần phải ngắt bài giảng mà nhắc nhở học sinh trong suốt hai tiết học. Phía góc lớp, một nhóm học sinh đang cắm cúi nghịch điện thoại giấu dưới ngăn bàn. Một vài bạn khác thì nghiêng người bàn tán về trò chơi mới trên TikTok, tiếng cười khúc khích vang lên làm cô Tiến phải dừng lại, cau mày nhắc nhở: 'Các em tập trung nghe giảng đi!' Nhưng chỉ vài phút sau, mọi thứ đâu lại vào đấy. Điều  này khiến cho Khánh và Ngọc cũng không hề vui vẻ chút nào dù rất nghiêm túc học tập.
“Trước khi nghĩ tới Olympia, phải tách ra khỏi mấy đám học sinh vừa dở hơi vừa thiếu kỷ luật cái đã. Không có kỷ luật thì không có sự nghiêm túc, mà không nghiêm chỉnh thì mọi thứ không bao giờ thành.”- Ngọc và Khánh nhìn nhau và suy nghĩ một hồi.

Hai tiết học trôi qua, tiếng trống giờ ra chơi đã tới. Giáo viên dạy toán đứng dậy, rời khỏi lớp với một khuôn mặt căng thẳng và tâm trạng không hề thoải mái chút nào. Còn phần lớn học sinh lớp 8/2 thì ào ào xuống sân trường như bầy ong vỡ tổ để đùa nghịch trong giờ ra chơi. Một số học sinh khác thì làm ván xếp hạng Liên Quân hay lướt Tiktok, Facebook ngay trong lớp học. Cũng dễ hiểu thôi, khi trường không cấm mang điện thoại vào lớp học, thì rất nhiều học sinh coi smartphone là vật bất ly thân và dùng nó để giết thời gian lúc rảnh rỗi.
Khánh hôm đó có mang bộ cờ vua, nên liền rủ Duy mập - một người thích chơi cờ khác cùng chơi cho vui. Không may, Duy hồi đáp lại với anh:
- Xin lỗi Khánh nhé, nhưng mình giờ này vẫn chưa ăn sáng, nên mình phải xuống căn tin mua mì ly ăn. Hẹn cậu ở giờ thể dục đấu sau cũng được.
- Ừm! - Khánh vui vẻ đáp lại.
Và cậu bạn Phan Ngọc Duy nhanh chóng mang chiếc bụng đói của cậu ra căn tin sau trường. Trong lúc này, cậu lấy cuốn Thủy thủ mặt trăng tập 1 trong cặp ra. Mặc dù đây là bộ manga cậu yêu thích từ năm lớp 6 và đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần cùng với Thám tử lừng danh Conan, nhưng khi cậu đặt lên bàn, cậu học trò lại bất chợt giật mình mà suy nghĩ. “Mình có nên đọc Sailor moon ngay lúc này không? Dù Usagi cùng những chiến binh thủy thủ sẽ luôn mãi ở trong tim mình, nhưng mình sợ rằng nếu mấy thằng con trai trong lớp mà nhìn thấy mình đọc manga này, chắc chắn mình sẽ bị kỳ thị giới tính. Thôi, điếc không sợ súng, mình cứ đọc đi”.
Và chàng trai tới từ xóm nhà lính nhẹ nhàng giở từng truyện ra mà đọc, giống như hòa mình vào trong thế giới phép thuật ánh sáng vậy. Có một điều đặc biệt là dù Sailor moon là một bộ manga đời cũ, ra từ thế kỷ trước và bản tái bản mới nhất ở nước ta đã có từ năm 2021 rồi, nhưng anh vẫn yêu thích và trân trọng nó. Vì nó là một phần tuổi thơ của anh, là liều thuốc nho nhỏ để thoát khỏi nỗi đau trong lòng.
Trong lúc Vương Khánh đọc manga yêu thích của cậu, một nhóm bạn nam trong lớp nhìn thấy vậy bắt đầu trêu chọc:
- Ê, mày nhìn thấy thằng Khánh què tay làm gì không? - Nhật hỏi Đức
- Lại đọc Thủy thủ mặt trăng chứ gì? Đúng là thằng bê đê, nhìn thì giống con trai nhưng lại đọc truyện vừa cũ vừa dành cho con gái nữa. - Đức đáp lại.
- Chắc có khi thằng này là thằng tomboy cũng nên. Đã thế, nó còn bón hành chúng ta trong học tập nữa chứ - Phước tiếp lời
- Chuẩn bị tới giờ thể dục rồi, chờ thầy Bình đi vắng là chọc cho Khánh quê luôn, haha! - Nhật nói hả hê.
Đám con trai cười rất hả hê, vì cơ hội trả đũa và bắt nạt Khánh cũng sắp sửa tới gần. Nhật nhìn về phía Khánh, đôi mắt ánh lên sự khinh bỉ. Tay cậu ta gõ nhịp lên bàn, ra vẻ chờ đợi màn trêu chọc mà cậu ta đã vạch sẵn trong đầu. Đức thì đứng dựa vào tường, khoanh tay trước ngực, miệng nở nụ cười nửa miệng đầy mỉa mai. Nhưng chàng trai xóm nhà lính không quan tâm tới những thứ đó và vẫn đắm chìm với thế giới tựa như cổ tích của cậu. Cậu siết chặt tay hơn, cố gắng giữ cuốn manga thật chặt, như thể chỉ cần buông ra, tất cả thế giới mà cậu yêu quý sẽ tan biến.

Giờ thể dục cũng tới. Sau khi khởi động bước đầu, lớp 8/2 cũng bước vào bãi tập sau dãy nhà phụ trách để tập nhảy xa ba bước. Vốn có thể chất khá yếu so với bạn bè cùng trang lứa, nên khi thầy Bình kêu ai xung phong nhảy xa, Khánh liền giơ tay xin thực hiện. Thấy vậy, Đức nói thầm với Nhật:
- Thằng Khánh chuẩn bị dính bẫy mà chúng ta dựng vừa nãy rồi đó.
- Cho nó biết thế nào là lễ độ. Làm màu nấy đủ rồi! - Nhật thầm nói.
Và khi cậu học trò nhà lính nhảy vào bãi cát, hai chân của Khánh đạp vào lá chuối rồi rớt xuống hố trong đau đớn, khiến cho đám bọn con trai mất nết đó có một trận cười như được mùa. Thì ra, trong giờ ra chơi, chúng đào hố cát rồi lấy lá chuối che kín cái hố, rồi rải cát che kín lại. Ai nhảy vào trong đó thì sẽ bị rớt xuống hố và biến thành trò cười cho các học trò nghịch ngợm trong lớp.
“Láo xược cho thằng nào đào cái hố đó, mày để đạo đức vào trong không khí à? Giỡn thì phải giỡn vừa phải thôi, đừng gây nguy hiểm cho người khác”  - Khánh vừa đau đớn đứng dậy vừa suy nghĩ, nét mặt tức giận tới mức sôi máu, bước đi tập tễnh về vị trí ngồi của cậu mà không làm gì được.
Thầy Bình nhíu mày nhìn về phía hố cát và thét ra lửa: "Ai làm cái trò này? Đây là nơi tập luyện chứ không phải chỗ để bày trò đùa!" Nhưng trước ánh mắt lạnh lùng của thầy, cả lớp đều im lặng, không ai dám nhận lỗi. Nhóm Đức, Nhật, Phước đứng từ xa nhìn Khánh tập tễnh bước đi, vẫn không ngừng cười đùa. 'Nhìn cái mặt nó kìa, chắc đau lắm!' Đức nói, giọng đầy hả hê, giống như những nhát dao đâm vào tâm trí cậu học sinh nhà lính vậy. 
“Mình không thể để họ cứ như vậy mãi. Phải mạnh mẽ hơn, phải vượt qua những trò hèn hạ này mà tiến thôi, chứ không còn cách nào khác” - Khánh vừa ôm cái chân phải bị tấy, vừa thầm nghĩ với ngọn lửa cháy bỏng trong ánh mắt.

Lúc này giờ thể dục cũng đã chuyển sang giai đoạn tự học, và Khánh lấy bộ bàn cờ vua trong ba lô ra và cùng Ngọc Duy tranh thủ làm một ván cờ vua như đã hứa trước đó. Ở giai đoạn khai cuộc và trung cuộc, bằng lối chơi tấn công chủ động, Khánh gần như ép Duy mập vào thế tàn cuộc bất lợi. Nhưng ở nước thứ 37, khi mọi thứ đang trong dự tính của cậu học trò nhà lính, thì anh lại đi một nước đi sai lầm. Thế là Duy chớp thời cơ, chiếu vua của Khánh lặp lại ba lần và hòa cờ. Sau ván cờ đó, Khánh nói chuyện với Duy với vẻ mặt hơi chán nản:
- Lại hòa nữa rồi! Tiếc quá!
- Có gì đâu, chỉ là sai lầm ở tàn cuộc thôi! Chứ trung cuộc cậu ép cho tôi không thở nổi rồi còn gì. - Duy đáp lại với vẻ mặt bình tĩnh.
- Thế thì thôi, chơi cho vui vẻ thôi mà! Mà này, bài kiểm tra toán vừa rồi, cậu làm ổn chứ? - Khánh đổi chuyện
- Mọi thứ vẫn ổn cả thôi! Có điều là hôm nay cậu vui thì ít mà buồn thì nhiều, dù vẫn làm được bài. - Duy hồi đáp lại
Khánh nghe thấy vậy, nghĩ lại tới cơn đau chân vừa rồi, lòng anh có chút gì đó áy náy và không thoải mái. Cậu học trò nhà lính liền nói với Duy đôi điều:
- Đúng rồi! Khổ nỗi trường mình con công nhân nhiều quá, mà công nhân thì thường tăng ca, nên khó mà lo cho con cái của họ. Cộng thêm trào lưu bên ngoài tác động tới giới học trò chúng ta nữa. Mà khổ nỗi cái xấu thì lại dễ tiếp thu, thành ra trường mình toàn cá biệt. Những người như mình, Ngọc, Mai hay chính cậu chỉ chiếm một số lượng nhỏ.
- Mình cũng thấy như vậy! Thực sự vào trong môi trường phức tạp như thế này cũng khó phát triển bản thân lắm. Cũng may chúng ta còn hai năm cấp hai để thoát ra, thì cứ nỗ lực để khẳng định mình thôi. Thôi, cũng gần 16 giờ rồi, nên dọn dẹp đồ đạc và chuẩn bị chào cờ thôi! - Duy nói nhẹ nhàng nhưng đầy niềm tin.

Và buổi học ngày thứ hai kết thúc bằng một buổi chào cờ rộn ràng như bao ngày thứ hai đầu tuần khác. Lớp 8/2, do bị sao đỏ ghi tên nhiều do mắc những lỗi không đâu vào đâu tuần trước, nên bị xếp hạng cuối thi đua và bị khiển trách dữ dội trước toàn trường vì thiếu kỷ luật. Điều này khiến cho những học sinh nghiêm túc trong lớp như Khánh, Ngọc, Duy hay Mai không hề vui vẻ chút nào khi phải học trong một lớp học mà học sinh đa số cứ để đầu óc trên mây vậy. Người ta có câu “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, nhưng buổi học chiều đầu tuần với những học sinh thực sự có khát khao học như Khánh hay Ngọc thực sự là một buổi “vui thì ít mà buồn thì nhiều”.


Bình luận

  • avatar
    Đường Thu

    Sai chính tả nè

Preview Settings

Try It Real Time

Layout Type
    • LTR
    • RTL
    • Box
Sidebar Type
Sidebar Icon
Unlimited Color
Light layout
Dark Layout
Mix Layout
}