Ngày 13 tháng 10 năm 2024, lúc 10:33 sáng.
Biên Hòa sáng nay yên bình dưới bầu trời trong xanh, những đám mây nhỏ trôi lững lờ như thả hồn vào gió. Không khí mát mẻ sau cơn mưa đêm qua dường như khiến mọi thứ chậm lại, nhưng khu phố 10 lại im lìm một cách lạ thường. Hầu như tất cả các gia đình đều tập trung trước màn hình TV, dõi theo trận chung kết năm của Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24, được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV3.
Bên trong một căn nhà hai tầng ở giữa xóm nhà lính gần sân bay Biên Hòa ấy, Vương Khánh, một học sinh lớp 8 trường THCS Tân An, đang cùng bố mẹ của anh đang ngồi tập trung theo dõi trận đấu trên màn ảnh nhỏ trong phòng khách. Lúc này là vòng thi về đích, và Võ Quang Phú Đức đến từ Trường THPT chuyên Quốc học Huế đang dẫn trước Nguyễn Nguyên Phú (THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội) với khoảng cách 25 điểm (240 so với 215), trong khi chỉ còn một câu hỏi 30 điểm cuối cùng trong lượt thi về đích của Nguyễn Quốc Nhật Minh, đến từ trường THPT chuyên Hùng Vương, Gia Lai (Hiện đang về chót với 85 điểm).
“Chỉ còn một câu hỏi cuối cùng. Nhật Minh mà đúng hoặc Phú Đức bấm chuông được là Nguyên Phú chắc chắn sẽ đi đời.” Khánh cùng bố mẹ nghĩ thầm.
Không khí căng thẳng đang bao trùm lên khắp phòng khách, không khác gì không khí của bốn thí sinh khi thi đấu trận đấu quyết định. Và khi cậu thí sinh tới từ vùng núi Tây Nguyên không chọn ngôi sao hi vọng, câu hỏi cuối cùng đã hiện ra.
“Một cậu bé có một ly sữa đầy và một cô bé có một chiếc cốc rỗng có thể tích bằng ly sữa. Bước đầu tiên, cậu bé rót 1/2 sữa từ ly vào cốc. Ở bước thứ hai, cô bé rót 1/3 sữa trong cốc vào ly. Ở bước thứ ba, cậu bé rót 1/4 sữa trong ly sang cốc. Ở bước thứ tư, cô bé rót 1/5 sữa trong cốc sang ly. Việc rót xen kẽ này tiếp tục sao cho ở mỗi bước, mẫu số tăng thêm 1. Sau bước thứ mười ba, phần sữa ở trong ly là bao nhiêu?” MC Khánh Vy từ từ đọc câu hỏi.
Tiếng nhạc 20 giây đếm ngược căng thẳng bắt đầu vang lên, và Nhật Minh bắt đầu cặm cụi bấm máy tính cầm tay. Tuy nhiên, ánh mắt căng thẳng vẫn hiện hữu trên đôi mắt của cậu chàng trai trẻ. Cả Phú Đức và Nguyên Phú, hai con người chỉ trông chờ thời gian từng mili giây để bấm chuông, không giấu được nỗi nét mặt đầy sự áp lực bên trong, như những cung thủ chuẩn bị giương cung. Xem ra, bài toán rót sữa này rất khó, và Nhật Minh không thể trả lời được câu hỏi này. Lúc này, cậu thí sinh chuyên Quốc học bắt đầu cúi người xuống, tay phải không rời con chuột máy tính, chuẩn bị cho pha bấm chuông. Đối thủ đến từ Hà Nội vẫn đứng tại vị trí thi đấu, nhưng tay đã sẵn sàng trên con chuột, chỉ chờ nhấp chuột giành quyền trả lời.
Nữ dẫn chương trình hô to:
Lập tức tiếng chuông của Phú Đức vang lên, và anh ta đã quay đầu và hét lên trong sung sướng. Bởi vì anh chính thức trở thành quán quân của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24. Cậu thí sinh từ mảnh đất Cố đô Huế đã ngã khuỵu, rồi đứng dậy giơ hai tay lên trên không trong sung sướng. Dù anh trả lời sai, anh vẫn hơn 5 điểm so với Nguyên Phú và giành chức vô địch. Người dân ở điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế đã ôm nhau ăn mừng tại Quảng trường Ngọ Môn.
“Tiếc cho Nguyên Phú quá! Chỉ năm điểm, và khoảng cách giữa 50000 USD và 200 triệu là con số quá lớn! Nhưng sự nghiệt ngã của cuộc chơi luôn luôn hiện hữu.” mẹ của Khánh không vui vẻ lắm khi chứng kiến khoảnh khắc này trên màn hình TV.
Vài phút sau, cậu bé lớp 8 cùng gia đình cậu chứng kiến chiếc vòng nguyệt quế chung kết năm được đội lên đầu Võ Quang Phú Đức trên màn ảnh nhỏ. Cậu học sinh đến từ mảnh đất cố đô đã mang vinh quang về cho trường Quốc học Huế, biến ngôi trường này trở thành ngôi trường giàu thành tích nhất trong lịch sử Olympia với ba lần vô địch. (Hai lần vô địch trước đó là của Hồ Ngọc Hân vào năm 2009 và Hồ Đắc Thanh Chương vào năm 2016). Nhìn cảnh tượng vinh quang đó, Khánh nói với bố:
Bố nhẹ nhàng đáp lại với cậu bé:
Mẹ của Khánh tiếp lời:
Cũng đã là 22 năm, kể từ khi anh Nguyễn Hữu Phong tới từ chuyên Lương Thế Vinh vào chung kết Olympia, Đồng Nai chúng ta chưa có thêm cầu truyền hình. Mẹ hi vọng, con sẽ thực hiện ước mơ tốt đẹp của chính con.
Cậu bé mười ba tuổi nhìn chằm chằm vào mắt mẹ với ánh mắt đầy niềm tin, đáp lại một cách nhẹ nhàng:
Từ lâu, Đường lên đỉnh Olympia luôn là chương trình cậu yêu thích nhất trên kênh VTV3. Khánh yêu chương trình này từ lúc còn học tiểu học, và theo dõi không biết bao nhiêu trận đấu giữa những anh tài của cả nước trong chương trình này. Và cậu luôn có ước mơ được đứng trong Trường quay S14 để chinh phục ngọn núi tri thức này. Ai cũng có những ước mơ lớn lao, nhưng thường những ước mơ đó rất khó thành. Liệu cậu học sinh cấp 2 Tân An có hoàn thành “giấc mơ Olympia” của cậu không?
Bình luận
Thảo Ti Zi