Tôi không có một lý do sâu sắc để tự nguyện gắn kết bản thân với kịch nói. Tôi chỉ biết rằng loại kịch này mang cho tôi những cảm giác mà tôi chưa bao giờ có thể cảm nhận thấy ở đời sống thực. Hoặc chỉ đơn giản là thông qua nó, tôi dần có giá trị.
Tôi đã hơn ba mươi tuổi và mười năm theo tôn giáo. Thành ra, ngoài tuổi hổ của mẹ cùng nhận định bản thân rất tệ ra thì tôi không còn nhớ những người khinh thường mẹ con tôi đã thật sự làm gì để tôi nhận thấy như thế. Nhưng như đã nói, chúng vẫn bám theo tôi, có lẽ là dư chấn hoặc do linh hồn tôi không thể buông bỏ được. Người ta nói, rồi bạn sẽ cười sằng sặc khi nhìn lại những phản ứng non nớt của bản thân. Ấy vậy mà cảm xúc này vẫn chưa đến với tôi. Tôi vẫn thương hại sự thiếu học thức của họ, nỗi căm ghét tính nết cũ cũng chưa vơi đi.
Cũng trong giai đoạn bạo lực trên, nói cách khác là từ những năm đôi mươi, tôi nhận ra đôi co với họ chẳng giúp mẹ con tôi tốt lên. Họ không tôn trọng và có linh hồn quá nghèo nàn để lắng nghe người sống khác mình. Một chuỗi ký ức xấu hổ, bất lực và vô nghĩa. Song, có lẽ nhờ di truyền bản tính không bỏ cuộc từ mẹ mà tôi quyết định theo việc bưng bê suốt nửa năm thay vì tiếp tục mắc kẹt với những cảm xúc ấy. Kéo theo đó, tôi tự lập hơn. Điều này giúp tôi không còn ngại việc phải đi đến khoa thần kinh một mình cũng như mua bảo hiểm cho hoạt động tư vấn tâm lý. Và họ nói tinh thần của tôi không khỏe. Ngoài bệnh tăng động, tôi bị trầm cảm mãn tính. Nguyên do là di truyền.
May mắn thay, tôi vẫn nhớ rõ dòng suy nghĩ của bản thân khi ấy. Dò xét bao lâu tôi cũng không tìm thấy ý nào trách móc mẹ. Trái lại, chỉ nghĩ bà ấy chưa bao giờ ngừng cố gắng mang lại cho chúng tôi điều kiện sống tốt hơn. Và mặc dù không ngày nào của tuổi dậy thì và đôi mươi tôi ngừng ước mình đừng chào đời, tôi vẫn biết ơn khi bà ấy không lựa chọn quyền phá thai của mình. Được sống là mong ước nguyên thủy của tôi, chính tôi đã chui vào tế bào của người phụ nữ khắc khổ ấy. Song với đó, như đã nói, tôi có một ước mơ.
Từ thời dậy thì, tôi đã biết đến tài năng, sức ảnh hưởng và mong nguyện của ông ấy. Ý nghĩ “Ai cũng phải bắt đầu từ những việc phí thời gian nhất. Chẳng hạn như để viết một tiểu thuyết, bạn phải học thuộc từng chữ cái” cũng nhờ người đó tiêm vào đầu tôi qua truyền thông.
Tôi thậm chí còn chưa tìm hiểu xem mình có năng khiếu gì trong kịch nói hay không. Điều này càng làm tôi không thể chết. Vậy là tôi nói với mẹ, đúng hơn là vác thêm gánh nặng cho bà. Rằng tôi sẽ thắt lưng buộc bụng chặt hơn nữa, đồng thời tìm công việc tốt hơn và xin thêm tiền mẹ để đủ điều kiện học ngành diễn viên kịch.
Kể từ đó, nhìn thấy bản thân có-ý-nghĩa-theo-cách-mình-mong-muốn cứ hiện diện ngày càng dày đặc trong tôi. Trước hết là cảm giác tường tận một giai đoạn bất kỳ. Trong môi trường học tập, tôi chỉ được nhận những kịch bản cũ kỹ, cũ đến mức tác giả của nó không còn sống để chỉnh sửa nữa. Cùng với đó, có người hướng dẫn tôi phân tích chuỗi sự kiện ấy. Ai sai? Tại sao lại có cái sai như vậy? Tác giả muốn truyền đạt điều gì từ cái sai này?
Mặc dù mọi chuyện không hoàn toàn tốt. Chẳng hạn như một lỗi sai nhỏ từ chính mình cũng làm tôi run rẩy rồi không dám nghỉ ngơi. Hoặc có khi người ta rêu rao về tính tự ý thức của người xem, có khi lại đề cao cá tính của tác giả, vô hình trung làm những lời lẽ xúc phạm cứ ùa về trong tôi.
Nhưng đâu thể vì thế mà bỏ cuộc. Tôi tập dượt đến mức mất ý thức về thời gian. Đồng thời thật sự cảm nhận thấy hạnh phúc vì điều đó dù vẫn ý thức được không thứ gì chắc chắn lĩnh vực này đổi đời tôi. Tôi cũng quên thành phẩm từ thế giới mình từng là một phần.
Ở thời điểm vừa vào học ấy, rồi đến tận bây giờ, vẫn chưa điều gì mang lại cho tôi những xúc cảm này. Hơn nữa, bây giờ bà ấy đang biết và nhớ sự tồn tại của tôi và tôi đang trở thành một phần trong hành trình viết kịch của bà ấy.
Một hành trình dài. Và tôi quên đi lý do tại sao bản thân từng cảm thấy rất tủi hổ.
Bình luận
Chưa có bình luận