Danh tính của các xác (2)


Đã xác định được danh tính, nhưng chôn ở đâu lại là một vấn đề. Nơi nằm của cô Lành như được cô tiên liệu, giữa hai làng vì chẳng ai đồng ý cho cô chôn ở đất làng. Làng Hòa thì cho rằng cô ta là người làng Yên, vớt xác lên đã là một ân nghĩa, còn làng Hòa không muốn nhận xác vì các cô các chị có thành kiến với cô ta. 

Tại buổi họp làng được triệu tập gấp gáp, ông Năm Sang ngỏ ý: "Bà con, cô Lành làng ta không có ai thân thích, nay chết đi nghĩa tử là nghĩa tận, tui mong bà con giúp đỡ cho cô ấy được an nghỉ.”

Dù về tình hay lý thì lời ông Năm không có chỗ nào có thể bác bỏ, thứ nhất cô Lành là người làng, thứ 2 cô ta không ai thân thích thì bà con hàng xóm gom góp cho cô ta cái áo quan cũng không quá đáng.

“Ông trưởng làng nói vậy thì dân đen tụi tui xin nghe theo, coi như mần phước chứ cái thứ như cô ta thì có chết cũng là đáng đời.” Người nói là cô Hạnh, người được mệnh danh là "sư tử” của làng. 

"Được rồi, cho cô ta cái áo quan coi như đi chùa, bố thí vậy.”

Đám đàn bà phụ nữ nhao nhao quyên tiền nhưng kèm theo đó là mấy lời cay nghiệt dành cho người đã chết. Bất lực, bàn bạc xong ông Năm để bà con ra về. 

Người đã tản, cậu Cẩn con trai ông Trọng giàu nhất làng nói với ông Năm: “Bác trưởng làng, việc chôn cất cô Lành trông cậy hết vào bác, bà con quyên góp bao nhiêu cháu xin bù hết phần còn thiếu, chỉ mong bác cho cô Lành mồ yên mả đẹp.” Nói rồi cậu ta nhét vào tay ông Năm Sang một xấp tiền dày cộm.

Ba ngày sau, cô Lành được chôn ở một mảnh đất giữa hai làng theo sự hòa giải của hai người đứng đầu hai làng. 

Dù mang tiếng góa chồng, cũng ngoài ba mươi nhưng cô ta vẫn còn rất xinh đẹp. Dù làm đồng nhưng da dẻ cô ra vẫn trắng trẻo, thân hình mảnh mai dụ hoặc bao nhiêu người, cũng vì thế mà người ta mới ghét cô. Trên đời đâu ai muốn chồng mình mê mẩn người con gái khác, huống hồ là một cô góa. 

Lúc đầu người ta cũng bàn tán về cái chết của cô, nhất là cái chuyện do đi kiếm thằng Khang bị ma giấu mà thấy xác cô ta. Nơi được lợi nhiều nhất là bà Hai, bởi cái chỗ làm ăn của bà ta là gốc đa ngay đường ra ruộng, con đường dùng chung của hai làng. Hơn hết, bà ta cũng được xem là nhân vật chính. 

Một đồn mười, mười đồn trăm, cái chết của cô Lành bị thêu dệt thành những câu chuyện quỷ dị nhưng dần dà người ta cũng quê. Cái chết của cô Lành chỉ là một khúc đệm nhỏ không ai để tâm, nói đúng hơn, việc cô ta sống hay chết cũng không can dự tới ai, họa chăng là ảnh hưởng tới đám đàn ông làng Yên, làng Hòa. Ai làm việc nấy, ra đồng thì ra đồng, giăng câu thì giăng câu, không can dự tới ai.

Vậy là đã ba tháng sau khi cái xác của cô Lành được phát hiện. Dân hai làng vẫn làm ăn sinh hoạt bình thường, và dường như đã quên mất chuyện kinh dị đêm đó. 

Phải nói sau cái đêm đó, thằng Khang bị bệnh liệt giường gần cả tháng trời, phần vì vướng âm khí phần thì bị ngâm nước quá lâu. Cả tháng nó chỉ nằm đó rên hừ hừ, người gầy ròm chỉ còn da bọc xương. 


Bình luận

Chưa có bình luận
Preview Settings

Try It Real Time

Layout Type
    • LTR
    • RTL
    • Box
Sidebar Type
Sidebar Icon
Unlimited Color
Light layout
Dark Layout
Mix Layout
}