Chương 5: Rồng rắn lên mây (2)


Lâm An nhìn thiếu nữ bằng đôi mắt vương chút nghi ngờ, nhưng rồi vẫn nghe lời, hát một lần. Bài đồng dao này dành cho trẻ con, thế nên cũng không khó nhớ. Tuy lúc nhỏ cậu chưa từng thì cậu vẫn có thể hát lưu loát một lượt.


Ban đêm giữa công viên rộng lớn, một giọng hát thiếu niên đều đều phát ra những tiếng gió lay lắt chạm vào những lá bàng to, tạo thêm những âm thanh rào rạt. Cũng may lúc này không có ai đi ngang qua, nếu không chắc sẽ bị dọa cho bỏ chạy.


Thế nhưng Lâm An hát một lần, vẫn không có gì xảy ra. Lâm An nhìn thiếu nữ, giống như đang đợi cô ra chỉ thị tiếp theo.


Thiếu nữ do dự: “Hay là do cậu hát chưa đủ truyền cảm?” Tuy giọng nói của Lâm An rất hay nhưng lại quá đều đều, chẳng có cảm xúc gì. Nếu không phải cô biết trước đây là một bài hát đồng dao thì còn tưởng cậu đang trả bài cho cô giáo.


Lâm An tỏ vẻ bất đắc dĩ: “Có khi nào vấn đề không ở bài đồng dao không?”


Thiếu nữ mờ mịt: “Gì cơ? Sao lại không đúng được? Tôi nghĩ là do cậu hát sai chính tả từ nào rối đấy.” Cô rối rắm một hồi, đề nghị: “Hay cậu hát thử bằng giọng toàn dân đi, phát âm rõ âm ‘gi’ và ‘d’ vào.”


Để chiều lòng câu, Lâm An lại hát thêm một lần nữa, do bài đồng dao giống như một đoạn hội thoại nên vừa hỏi vừa trả lời khá buồn cười. Lúc này cậu lại nhìn thiếu nữ một lần nữa, giống như hy vọng cô sẽ nhìn ra vấn đề.


Nhưng thiếu nữ hoàn toàn không hề nhìn ra, còn bắt đầu bắt ép cậu hát những dị bản khác nhau.


Lâm An đành phải gợi ý: “Có khi không phải là do bài đồng dao, mà là do người chơi.” Sợ cô không hiểu rõ, cậu còn nói thêm: “Nếu là một trò chơi, chỉ có một người thì sao có thể gọi là trò chơi được?”


Nói đến đây, cuối cùng thiếu nữ cũng bừng tỉnh. Cô xấu hổ gãi đầu: “Ngại quá, tôi quên mất.”


Lâm An cũng rất bình tĩnh đáp lại: “Không sao, những vấn đề phức tạp thế này không phải ai cũng đoán ra.”


Thiếu nữ: “...” Cô nghi ngờ đứa trẻ hư này đang mắng cô, nhưng cô không có chứng cứ.


Nói rồi, thiếu nữ không biết từ đâu biến ra một xấp giấy có màu vàng đục. Loại giấy này quá cũ kỹ, thậm chí Lâm An còn có thể trông thấy xơ giấy nổi lên trên bề mặt. Ở thời đại này đã không ai còn sử dụng loại giấy này nữa.


Bàn tay của thiếu nữ nhanh thoăn thoắt gấp tờ giấy lại, sau đó dùng tay xé. Lâm An quan sát một hồi, phát hiện cô đang xé tấm giấy thành hình… người?


“Chị… đang làm gì thế?” Lâm An không nhịn được tò mò, cất giọng hỏi.


“Cậu có biết một trong những nhiệm vụ mà bà mụ làm là gì không? Chính là tạo hình hài cho những đứa trẻ đấy.” Thiếu nữ mỉm cười, động tác trên tay vẫn không ngừng lại: “Tuy bây giờ không có đứa trẻ nào ở đây, nhưng tạo ra người giấy không khó. Chúng sẽ thay thế những đứa trẻ, chơi trò rồng rắn lên mây với cậu.”


Trong lúc thiếu nữ vẫn còn đang xé giấy, Lâm An bỗng nghĩ tới bé Hoa. Theo lời mẹ của Hùng kể hôm đó đám trẻ tham gia trò chơi cũng gần mười người, không biết tại sao cuối cùng chín đứa trẻ biến mất, chỉ còn một mình bé Hoa ở lại.


Thế là Lâm An lại một lần nữa hỏi ra thắc mắc của mình. Thiếu nữ nghiêng đầu suy nghĩ một hồi lâu, sau đó mới trả lời: “Không phải là quỷ giới của trò chơi rồng rắn lên mây bỏ đứa trẻ đó lại, mà vì nó không bắt được. Đó là quy luật.”


Nói đến trò chơi, tất nhiên phải có người thắng và người thua. Nhìn vào cũng đủ biết bé Hoa là người thắng trong trò chơi lần đó.


Lâm An nhíu mày, tỏ vẻ vẫn chưa hiểu. 


Thiếu nữ kiên nhẫn giải thích: “Cậu nhớ lại xem, rồng rắn lên mây chơi như thế nào?”


Luật chơi của những trò chơi dân gian thường rất đơn giản, không quá phức tạp. Trò chơi rồng rắn lên mây cũng vậy. Đây là trò chơi nhiều người, thế nên số lượng người sẽ tầm năm người trở lên.


Đám trẻ Hùng có mười người, tất nhiên là phù hợp với tiêu chí.


Sau đó, đám trẻ tham gia trò chơi sẽ chọn ra một đứa trẻ đứng đầu làm đầu rắn, sau đó những đứa trẻ làm phần thân, và phần đuôi. Tất nhiên việc chọn lựa thế nào là tùy theo đám trẻ, chúng có thể lựa chọn tùy ý, kéo búa bao hoặc oẳn tù tì, nhưng thường sẽ chọn đứa trẻ khỏe nhất hoặc lanh lợi nhất. Khi lựa chọn xong, đám trẻ sẽ nối thành một hàng dài, nối đuôi nhau, và có một đứa trẻ sẽ được lựa chọn làm thầy thuốc.


Đám trẻ đám đoàn rồng rắn sẽ vừa đi vừa hát bài đồng dao:


“Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?”

Đứa trẻ đóng vai thầy thuốc sẽ trả lời: “Thầy thuốc không ở nhà.” với nhiều lý do vui nhộn. Khi được bảo là thầy thuốc không có nhà, rồng rắn lại tiếp tục đi. Cứ đi cho đến khi nào thầy thuốc trả lời rằng thầy thuốc có nhà.


Đang giải thích nửa chừng, cuối cùng thiếu nữ cũng xé giấy xong. Cô vừa đặt người giấy xuống, bỗng chốc người giấy biến lớn, trở thành năm đứa trẻ ngay trước mắt hai người. Điều khiến Lâm An ngạc nhiên nhất là đứa trẻ nào cũng có gương mặt giống cậu. 


Cậu nhìn sang thiếu nữ thì thấy cô cười ái ngại: “Cậu biết đó, thời gian gấp rút mà…” Bắt cô phải ngồi suy nghĩ nặn mặt cho từng người giấy, sao cô làm kịp cơ chứ?


Lâm An thở dài, dù sao cũng không còn cách nào khác. Đám người giấy ngoan ngoãn nắm đuôi áo của nhau, trong đó có cả Lâm An. Còn có một người giấy khác đứng đầu hàng, đóng vai thầy thuốc.


Cậu nhìn về phía thiếu nữ, hỏi nhỏ: “Tôi phải chơi thắng hay chơi thua?”


Thiếu nữ cười tủm tỉm: “Tất nhiên… là thua rồi.”


Rồng rắn lên mây có rất nhiều dị bản, không chỉ ở bài đồng dao mà còn ở cách chơi, cũng như cách tính điểm thắng thua. Nhưng cách chơi phổ biến nhất ở thành phố này chính là thầy thuốc sẽ liên tục chạm vào đuôi của đoàn rồng rắn, chơi thật nhiều ván đến khi đoàn rồng rắn không còn ai là thua.


Lâm An và bốn người giấy nối đuôi nhau, đi vòng quanh, vừa đi vừa hát:


“Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?”


Do người giấy có hình dạng của Lâm An nên giọng hát cũng giống hệt cậu, đều đều, không có bất kỳ cảm xúc gì.


Khi đoàn rồng rắn dừng trước mặt thầy thuốc “Lâm An”, cậu ta cũng cất giọng đều đều:


“Thầy thuốc không có nhà, thấy thuốc đi chơi rồi.”


Họ lại đi một vòng, thầy thuốc “Lâm An” lại nói:


“Thầy thuốc không có nhà, thầy thuốc đi ngủ rồi.”


“Thầy thuốc không có nhà, thầy thuốc đi ăn rồi “



“Thầy thuốc không có nhà, thầy thuốc đi buôn rồi “


Cứ liên tục đi vòng quanh mấy lượt, cuối cùng thầy thuốc “Lâm An” cũng ngẩng đầu nhìn đoàn rồng rắn:


“Có nhà, rồng rắn đi đâu?”


Rồng rắn: "Rồng rắn đi lấy thuốc cho con."


Thầy thuốc: "Con lên mấy?"


Rồng rắn: "Con lên một."


Thầy thuốc: "Thuốc chẳng ngon."


Rồng rắn: "Con lên hai."


Thầy thuốc: "Thuốc chẳng ngon."


Rồng rắn: "Con lên ba."


Thầy thuốc: "Thuốc chẳng ngon."


Rồng rắn: "Con lên bốn."


Thầy thuốc: "Thuốc chẳng ngon."


Rồng rắn: "Con lên năm."


Thầy thuốc: "Thuốc chẳng ngon."


Rồng rắn: "Con lên sáu."


Thầy thuốc: "Thuốc chẳng ngon."


Rồng rắn: "Con lên bảy."


Thầy thuốc: "Thuốc chẳng ngon."


Rồng rắn: "Con lên tám."


Thầy thuốc: "Thuốc chẳng ngon."


Rồng rắn: "Con lên chín."


Thầy thuốc: "Thuốc chẳng ngon."


Rồng rắn: "Con lên mười."


Thầy thuốc: "Thuốc ngon vậy, xin khúc đầu."


Rồng rắn: "Cùng xương cùng xẩu."


Thầy thuốc: "Xin khúc giữa."


Rồng rắn: "Cùng máu cùng me."


Thầy thuốc: "Xin khúc đuôi."


Rồng rắn: "Tha hồ mà đuổi."


Vừa dứt lời, thầy thuốc Lâm An phóng về phía họ thật nhanh. Cả đoàn rồng rắn liên tục né tránh. Nếu bị thầy thuốc chạm vào phần đuôi hoặc bị tách ra khỏi hàng, lúc này sẽ xem như thua.


Nhưng bởi vì thiếu nữ muốn Lâm An thua, thế nên Lâm An - người đang đứng thứ hai trong hàng liền buông tay ra khỏi vai người đằng trước.


Trong nháy mắt, Lâm An cũng hiểu tại sao bé Hoa không bị bắt đi. Bởi vì trong trò chơi tối hôm đó, cô bé đã đóng vai thầy thuốc.


Có nghĩa là chín đứa trẻ trong đoàn rồng rắn đã biến mất là những đứa trẻ đã thua trong trò chơi.



Bình luận

Chưa có bình luận
Preview Settings

Try It Real Time

Layout Type
    • LTR
    • RTL
    • Box
Sidebar Type
Sidebar Icon
Unlimited Color
Light layout
Dark Layout
Mix Layout
}